Ưu điểm và nhược điểm của các hình thức đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020
Trả lời:
Thứ nhất, đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
– Ưu điểm:
+ Thành lập tổ chức kinh tế mới nhà đầu tư nước ngoài sẽ có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, giúp họ thực hiện dễ dàng hơn các quyền của mình cũng như giảm rủi ro tranh chấp do Dự án đầu tư được thực hiện dưới danh nghĩa của Tổ chức kinh tế thay vì cá nhân một nhà đầu tư, mọi nhà đầu tư được tiếp cận, biết đến các thông tin về quá trình thực hiện dự án đầu tư.
+ Không bị giới hạn quy mô. Lợi nhuận, trách nhiệm pháp lý của công ty sẽ chia theo tỷ lệ vốn góp của mỗi bên. Điều này đảm bảo tính công bằng, minh bạch cho mỗi bên tham gia đầu tư.
– Nhược điểm:
+ Thủ tục bị khá phức tạp và thời gian sẽ kéo dài hơn do ngoài việc tuân thủ luật đầu tư thì còn phải tuân thủ quy định của luật doanh nghiệp.
Quy định về đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Thứ hai, đối với hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
– Ưu điểm:
+ Nhà đầu tư có thể nhanh chóng thực hiện dự án hơn do thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đơn giản hơn thành lập pháp nhân mới.
+ Nhà đầu tư được tham dự vào các cuộc họp, được biểu quyết để quyết định một số vấn đề về đầu tư trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp.
+ Được trả lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, đảm bảo rõ ràng, minh bạch cho nhà đầu tư.
– Nhược điểm:
+ Theo quy định của Luật đầu tư Việt Nam thì đầu tư theo hình thức này thì nhà đầu tư nếu muốn góp vốn trên 50% phải làm thủ tục đăng ký đầu tư. Như vậy nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn nắm quyền quản lý công ty thì phải thực hiện thủ tục khá phức tạp.
+ Rủi ro có thể xảy ra khi nhà đầu tư đã đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp nhưng không thực hiện đúng thời hạn đã cam kết, dẫn tới phải nhiều lần thực hiện điều chỉnh giảm vốn điều lệ.
Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp được quy định như thế nào?
Thứ ba, đối với hình thức đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
– Ưu điểm:
+ Do không thành lập pháp nhân nên nhà đầu tư thường chủ động, linh hoạt hơn và ít phụ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án đầu tư
+ Tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện, số lượng vốn do 2 bên tự thỏa thuận.
+ Giúp 2 bên hạn chế rủi ro nếu việc hợp tác kinh doanh không được như mong muốn và khi không muốn tiếp tục hợp tác thì chỉ cần thanh lý hợp đồng.
– Nhược điểm:
+ Không có sự ràng buộc chặt chẽ giữa hai bên
+ Hai bên đầu tư sẽ phải lựa chọn một con dấu của một trong hai nhà đầu tư để phục vụ cho các hoạt động của dự án đầu tư điều này có thể sẽ gây rắc rối và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
+ Những nhà đầu tư không trực tiếp tham gia trong quá trình thực hiện đầu tư khó tiếp cận với thông tin, tài liệu liên quan đến Dự án đầu tư. Điều này có thể gây ra nghi ngờ, mâu thuẫn giữa các nhà đầu tư về việc phân chia lợi nhuận không công bằng.
+ Khó khăn khi hợp tác với bên thứ ba vì không có tư cách pháp nhân.
Mỗi hình thức đầu tư đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, và lựa chọn hình thức nào phụ thuộc vào mục tiêu, khả năng tài chính, và khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư. Việc hiểu rõ về từng hình thức đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định thông minh và phù hợp với nhu cầu của mình