Đầu tư theo phương thức đối tác công tư là gì?

Đối tác công tư (PPP) đang trở thành một phương pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển hạ tầng và các dự án có lợi ích công cộng khác tại Việt Nam

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư là gì?

Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật đầu tư theo hình thức ĐTCT 2020 (sau đây gọi tắt là Luật PPP 2020): “Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership – sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.”
*Về chủ thể: Đây là hình thức đầu tư có sự tham gia giao kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư tư nhân. Đây cũng là điểm đặc biệt của hợp đồng PPP khác với các quan hệ hợp đồng khác đó là có sự tham gia của nhà nước với tư cách là một bên chủ thể của hợp đồng. Về phía nhà nước, cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án PPP được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật PPP. Nhà đầu tư, không phân biệt nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài, đều có thể trở thành chủ thể tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
* Về đối tượng: Các hợp đồng PPP nói chung đều có đối tượng là các công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công (Điều 27 Luật ĐT 2014) mà lẽ ra do nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư, thực hiện bằng nguồn vốn của mình, Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau như sự thiếu hụt nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư công, tính hiệu quả không cao… nên cần có sự tham gia góp vốn và phối hợp thực hiện việc đầu tư, quản lý việc xây dựng kết cấu hạ tầng, dịch vụ công của đối tác tư nhân.
*Về bản chất: Đặc điểm mang tính bản chất của thỏa thuận này là sự chia sẻ đầu tư, rủi ro, trách nhiệm và lợi ích giữa các bên tham gia, trong đó nội dụng chính của hợp đồng bao gồm các điều khoản liên quan đến tài chính, thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì kết cấu hạ tầng và dịch vụ công.
* Về mục đích: Đối với chủ thể là nhà đầu tư, mục đích tham gia là lợi nhuận; còn đối với chủ thể là nhà nước thì mục đích tham gia là khai thác nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân, kinh nghiệm chuyên môn và khả năng quản lý, điều hành của thủ thể này để xây dựng kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công, từ đó giảm gánh nặng chi tiêu cho ngân sách nhà nước và thúc đẩy tính hiệu quả cho các dự án đầu tư công.
* Về hình thức: đầu tư theo hình thức đối tác công tư là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở ký kết hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.

Tầm quan trọng của Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Phương thức đối tác công tư (PPP) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển hạ tầng và dịch vụ công. Hiểu rõ về ý nghĩa và cơ hội đầu tư trong PPP sẽ giúp các nhà đầu tư tối đa hóa tiềm năng đầu tư và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội. Bằng việc hợp tác chặt chẽ giữa sector tư nhân và sector công, chúng ta có thể xây dựng những dự án hạ tầng và dịch vụ công chất lượng, mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện.
Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon