Trả lời:
Hoạt động đầu tư ra không chỉ giúp mở rộng thị trường và tăng doanh thu, lợi nhuận, mà còn là tăng thêm kinh nghiệm tiếp cận khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội tiếp cận khai thác tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác tại nước ngoài trong khi các điều kiện trong nước ngày càng trở nên hạn chế. Các hoạt động đầu tư ra nước ngoài tập trung phần lớn vào những ngành, lĩnh vực phù hợp với chiến lược phát triển của Việt Nam như dầu khí, thủy điện, trồng cây công nghiệp, viễn thông, sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam tại nước ngoài….
Cơ quan nào có thẩm quyền chấp thuận đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài?
Thứ nhất, Thẩm quyền của Quốc hội. Khoản 1 Điều 56 Luật đầu tư 2020 quy định về thẩm quyền chấp thuận đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội trong các trường hợp sau:
“Điều 56. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
- Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
- a) Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
- b) Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.”
Như vậy những dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định và những dự án có vốn đầu tư từ 20.000 tỷ đồng trở lên thì cần quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội.
Thứ hai, Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Theo Khoản 2 Điều 56 Luật đầu tư 2020 quy định về thẩm quyền chấp thuận đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ trong các trường hợp sau:
“Điều 56. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
- Trừ các dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
- a) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
- b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.”
Trừ các dự án trong trường hợp cần quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội thì các dự án cần quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng chính phủ là các dự án thuộc các ngành nghề ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư từ 400 tỷ đồng trở lên hoặc tất cả dự án có vốn đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên dù đầu tư kinh doanh bất kì ngành nghề nào.
Như vây, Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ là hai cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Tùy vào từng dự án cụ thể mà Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ sẽ có thẩm quyền chấp thuận đầu tư.