Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của doanh nghiệp là gì?

Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của doanh nghiệp là gì?
Trả lời:
Pháp luật doanh nghiệp hiện hành quy định hai chế độ chịu trách nhiệm cơ bản đó là trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn. Trong đó, chế độ trách nhiệm vô hạn được hiểu là một chế độ mà theo đó sẽ phải chịu trách nhiệm không giới hạn trong bất kì một phạm vi giá trị tài sản nào, chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ các nguồn tài sản của mình để đảm bảo cho các nghĩa vụ của doanh nghiệp hay được hiểu là Khi doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản, chủ sở hữu, người góp vốn kinh doanh phải thanh toán các khoản nợ bằng số vốn góp vào doanh nghiệp. Nếu chưa thanh toán đủ, chủ sở hữu, người góp vốn kinh doanh phải dùng tài sản cá nhân của mình để thanh toán.

Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn có các đặc điểm sau đây:

– Không có sự tách bạch giữa tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp. Dẫn đến rủi ro cho cao hơn do phải chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ và các khoản nợ bằng cả tài sản riêng của cá nhân.
– Chế độ trách nhiệm vô hạn giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo được sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng hơn. Dưới góc độ của đối tác, khách hàng và bên cho vay thì dù xảy ra tình trạng xấu nhất là công ty thua lỗ, phá sản thì khoản nợ của họ vẫn có thể được thanh toán đầy đủ nếu Chủ sở hữu có tài sản riêng. Do đó, doanh nghiệp thuộc chế độ trách nhiệm vô hạn thường thuận lợi hơn trong việc huy động vốn để phát triển kinh doanh, ngân hàng nhanh chóng duyệt các khoản vay, khách hàng dễ dàng hợp tác ký kết hợp đồng.

Loại hình doanh nghiệp chịu chế độ trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, có hai loại hình doanh nghiệp có chủ sở hữu chịu chế độ trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của doanh nghiệp, đó là Doanh nghiệp tư nhân và Công ty hợp danh.
Trong đó:
– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Với tính chất là doanh nghiệp do một chủ sở hữu quản lý nên toàn bộ vốn để thành lập doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân đầu tư và các tài sản được sử dụng vào mục đích kinh doanh không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch giữa tài sản của chủ sở hữu và tài sản của công ty bởi vậy nên không có tư cách pháp nhân.
– Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty hợp danh có thể có thêm thành viên góp vốn. Chế độ trách nhiệm vô hạn trong công ty hợp danh theo quy định của pháp luật chỉ áp dụng đối với thành viên hợp danh của công ty. Theo đó, các thành viên hợp danh của công ty phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Như vậy, chế độ chế trách nhiệm của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh tương tự như chế độ trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân. Song công ty hợp danh được thành lập khi có ít nhất hai thành viên hợp danh nên các thành viên phải cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn.
Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn là một cơ chế pháp lý đặc biệt, trong đó chủ sở hữu hoặc các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi họ phải cân nhắc kỹ lưỡng và quản lý tài chính cẩn trọng để tránh rủi ro mất mát tài sản cá nhân. Tuy chế độ này có một số ưu điểm như tạo dựng niềm tin và quyền kiểm soát hoàn toàn, nhưng cũng đi kèm với nhiều rủi ro tài chính và áp lực lớn đối với chủ sở hữu hoặc các thành viên hợp danh.
Xem thêm: Các trường hợp chịu trách nhiệm hữu hạn của doanh nghiệp tại đây
Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon