Các đối tượng được chuyển giao công nghệ bao gồm những gì?

Trả lời:

Điều 4 Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định các đối tượng được chuyển giao công nghệ bao gồm:

Khái Niệm Đối Tượng Chuyển Giao Công Nghệ

Theo Luật Chuyển giao công nghệ 2017, đối tượng chuyển giao công nghệ là “tất cả các biểu hiện hữu hình và vô hình của công nghệ, bao gồm quy trình, thiết bị, tài liệu, bí quyết kỹ thuật và quyền sở hữu trí tuệ liên quan”.

1. Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ

Bí quyết là là thông tin được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ. Bí quyết bao gồm bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ.

Bí quyết kỹ thuật là thông tin được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ liên quan đến kỹ thuật (như thiết kế, chế tạo, vận hành những công trình, máy móc, quy trình…

Bí quyết công nghệ là thông tin được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ liên quan đến công nghệ (như sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức…

2. Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu

Phương án là một trong nhiều giải pháp (về quy hoạch, kiến trúc, công nghệ, kết cấu…) được đưa ra giúp cho việc lựa chọn và tìm đến một giải pháp tối ưu.

Quy trình công nghệ chính là trình tự, kế hoạch, sắp xếp những bước thực hiện cụ thể để vận hành tốt máy móc, công cụ hay một phát minh mới áp dụng vào quá trình chế tạo, sản xuất để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất”. Có thể hiểu ‘quy trình công nghệ’ là một phần của quá trình sản xuất trực tiếp làm thay đổi các trạng thái của đối tượng sản xuất theo thứ tự chặt chẽ và bằng một công nghệ nhất định.

Bản vẽ là hình vẽ mô tả hình dạng, cấu tạo, kích thước và điều kiện kĩ thuật của bộ phận máy móc, kết cấu hoặc công trình kĩ thuật; phần mềm máy tính là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị (Instruction) được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.

3. Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ

Hợp lý hóa là quá trình tổ chức lại một ngành hoặc doanh nghiệp để sử dụng nguồn lực hiện có theo cách hiệu quả hơn.

Khái niệm hợp lý hóa sản xuất bao gồm cả việc đóng cửa các nhà máy có chi phí sản xuất cao, hợp nhất các doanh nghiệp nhằm làm cho sản lượng được tập trung sản xuất ở các nhà máy có quy mô hiệu quả tối thiểu và tạo ra sự cân đối cung cầu hơp lý hơn trong ngành.

Đổi mới công nghệ là việc thay thế một phần chính hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiến tiến hơn, hiệu quả hơn. Đổi mới công nghệ có thể nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường.

Theo Quyết định 118/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng chính phủ quyết định ban hành chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 quy định hoạt động thúc đẩy công nghệ như sau:

“a) Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp và thúc đẩy hình thành các tổ chức nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp.

  1. b) Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá việc thực hiện đổi mới công nghệ và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp: bổ sung các hệ thống thống kê, chỉ tiêu đánh giá hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.”

Ngoài các đối tượng bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ; phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ thì có máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng nêu trên.

Lưu Ý Khi Thực Hiện Chuyển Giao

  • Phân loại chính xác: Ghi rõ thành phần hữu hình – vô hình trong hợp đồng.
  • Bảo mật thông tin: Ký thỏa thuận không tiết lộ (NDA) với bên nhận chuyển giao.
  • Chứng thực, công chứng: Các tài liệu gốc, giấy phép sở hữu trí tuệ phải hợp pháp.
  • Theo dõi và hỗ trợ: Đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật sau chuyển giao để đảm bảo hiệu quả.

Việc xác định đầy đủ các đối tượng chuyển giao công nghệ là bước đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng, quyết định thành công của cả quá trình. Đối tượng càng chi tiết, hợp đồng càng minh bạch, doanh nghiệp càng chủ động trong đàm phán và triển khai.

Trình tự, thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ

Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon