Thủ tục ngừng hoạt động dự án đầu tư

Thủ tục ngừng hoạt động dự án đầu tư được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, có thể phát sinh những tình huống khiến nhà đầu tư quyết định ngừng hoạt động dự án. Việc ngừng hoạt động dự án đầu tư được quy định cụ thể trong Luật Đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về thủ tục ngừng hoạt động dự án đầu tư.

Thủ tục ngừng hoạt động dự án đầu tư

Khoản 3 Điều 56 Nghị định 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc ngừng hoạt động dự án đầu tư được thực hiện theo thủ tục sau đây:

Thứ nhất, Trường hợp tự quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo quyết định của nhà đầu tư. Nhà đầu tư gửi thông báo cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định. Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và thông báo việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan. Cụ thể, hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm các tài liệu sau đây:

– Thông báo tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư;

Thông báo tạm ngừng cần có các nội dung chính sau: Thông tin nhà đầu tư; thông tin tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư; tình hình hoạt động của dự án (thực hiện các thủ tục hành chính, tiến độ triển khai); tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính; nội dung tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư; cam kết của nhà đầu tư.

– Văn bản ủy quyền đối với người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật; Hợp đồng ủy  quyền hoặc hợp đồng dịch vụ đối với tổ chức thực hiện dịch vụ nộp  hồ sơ và giấy giới thiệu của tổ chức cho cá nhân nộp hồ sơ;

– Quyết định, biên bản họp (nếu có) về việc tạm ngừng;

– Bản sao Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy phép kinh doanh hoặc Quyết định chủ trương đầu tư. 

Xem thêm: Các trường hợp chấm dứt dự án đầu tư

Thứ hai, Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì cơ quan đó căn cứ ý kiến của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 47 của Luật Đầu tư để quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư và thông báo cho các cơ quan liên quan và nhà đầu tư.

–  Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền về các lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều 47 của Luật Đầu tư lập biên bản trước khi quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư. 

– Đối với việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết của trọng tài, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư căn cứ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, phán quyết có hiệu lực pháp luật của trọng tài để quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần của dự án đầu tư;

Thứ ba, Đối với dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thông báo gồm các nội dung sau: nhà đầu tư thực hiện dự án; mục tiêu, địa điểm, nội dung dự án, quá trình thực hiện dự án; đánh giá tác động hoặc nguy cơ ảnh hưởng của dự án đối với quốc phòng, an ninh quốc gia; kiến nghị về việc ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư. Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư.

Thủ tục ngừng hoạt động dự án đầu tư là một quy trình quan trọng và phức tạp, đòi hỏi nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cũng như thực hiện đúng các bước thủ tục sẽ giúp quá trình ngừng hoạt động diễn ra thuận lợi và hạn chế các rủi ro pháp lý. Nhà đầu tư nên tham khảo các quy định hiện hành và tư vấn từ các chuyên gia pháp lý để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quá trình ngừng hoạt động dự án đầu tư.

Tham khảo: Các trường hợp và điều kiện ngừng hoạt động dự án đầu tư được quy định như thế nào?  tại đây

Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon