Khi bước chân vào thị trường không một doanh nghiệp nào chấp nhận việc dừng chân tại chỗ, ngược lại họ luôn đặt mục tiêu quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường và tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Để dễ dàng đạt được mục tiêu đó, nhiều doanh nghiệp, công ty đã lựa chọn con đường thành lập văn phòng đại diện là một trong những chiến lược kinh doanh của họ. Vậy văn phòng đại diện là gì? Văn phòng đại diện có gì khác so với doanh nghiệp chính? Cùng tháo gỡ câu hỏi văn phòng đại diện là gì và những vấn đề pháp lý liên quan bằng việc theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Văn phòng đại diện là gì?
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 44 của Luật Doanh nghiệp 2020, văn phòng đại diện là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp hoặc công ty mẹ với nghĩa vụ đại diện theo ủy quyền hợp pháp nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Để hiểu hơn khái niệm văn phòng đại diện là gì? Cùng tìm hiểu về chức năng và nhiệm vụ của văn phòng đại diện nhé! Văn phòng đại diện sinh ra với các chức năng chính như sau:
Thay mặt doanh nghiệp hoặc công ty mẹ thực hiện chức năng và nhiệm vụ của một văn phòng liên lạc.
Tiến hành thực hiện các hoạt động liên quan đến việc nghiên cứu và tìm hiểu các thông tin về thị trường, đánh giá thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu.
Đặc điểm của văn phòng đại diện là gì?
Sau khi hiểu rõ khái niệm văn phòng đại diện là gì, cùng khám phá những đặc điểm của văn phòng đại diện như: tên văn phòng đại diện, tư cách pháp nhân,…
Tên văn phòng đại diện
Bắt buộc phải là các chữ cái trong bảng tiếng Việt, các ký tự và chữ số, không vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức hoặc văn hóa.
Phải được viết và in với khổ chữ nhỏ hơn tên doanh nghiệp mẹ trên các tài liệu, giấy tờ mà văn phòng đại diện phát hành. Hơn nữa, tên văn phòng đại diện cần được viết và gắn tại trụ sở của văn phòng đại diện.
Tư cách pháp nhân của văn phòng đại diện
Câu hỏi đặt ra là văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không?
Câu trả lời là không. Bởi lẽ văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp, nên không có tư cách pháp nhân.
Một số lưu ý khác liên quan đến văn phòng đại diện
Không được phép trực tiếp kinh doanh hoặc kinh doanh thương mại bất cứ các mặt hàng, sản phẩm nào
Các vấn đề tài chính, chi trả cho văn phòng cần phụ thuộc và do doanh nghiệp mẹ thanh toán toàn bộ
Không được phép ký kết các hợp đồng kinh doanh nhằm mục đích thương mại.
Đặc điểm của văn phòng đại diện là gì?
Vốn điều lệ của văn phòng đại diện
Theo quy định của pháp luật, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp hoặc công ty mẹ, không có tư cách pháp nhân do vậy không cần đăng ký mức vốn điều lệ.
Các hoạt động hoặc vấn đề liên quan đến tài chính sẽ do công ty mẹ chi trả toàn bộ, bao gồm cả thuế môn bài của văn phòng đại diện.
Cơ cấu tổ chức của văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện có chức năng đơn giản hơn công ty mẹ do vậy cơ cấu tổ chức cũng vô đơn giản. Người đứng đầu văn phòng đại diện được gọi là trưởng văn phòng đại diện và những người có liên quan nhằm hỗ trợ và thực hiện các hoạt động của văn phòng.
Cơ cấu tổ chức của văn phòng đại diện phần đa sẽ do doanh nghiệp hoặc công ty mẹ quyết định. Văn phòng đại diện sẽ hoạt động và thực hiện các kế hoạch theo chỉ định của công ty mẹ.
Văn phòng đại diện có mã số thuế không?
Mã số thuế là một dãy số và các chữ cái, ký tự tự do được quy định bởi Cơ quan quản lý thuế theo các quy định tại Luật quản lý thuế. Thông qua mã số thuế, Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm soát việc nộp thuế của từng cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh và quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước. (Theo quy định tại Điều 4 của Thông tư số 96/2016 – BTC).
Theo quy định tại Thông tư 96/2016 – BTC văn phòng đại diện bắt buộc phải có mã số thuế. Mã số thuế của văn phòng đại diện được dùng để nộp thuế môn bài (theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 139/2016/NĐ-CP) và thuế thu nhập cá nhân.
Một doanh nghiệp được phép thành lập bao nhiêu văn phòng đại diện?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 45 của Luật Doanh nghiệp 2020, một doanh nghiệp hoặc công ty có quyền thành lập một hoặc nhiều chi nhánh cũng như văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính. Hơn nữa, các doanh nghiệp còn có thể thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Vì vậy, doanh nghiệp có quyền thành lập một hoặc nhiều văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Với những thông tin trong bài viết trên đây chúng tôi đã lý giải được văn phòng đại diện là gì và các vấn đề liên quan. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với các doanh nghiệp đang tìm hiểu văn phòng đại diện là gì, có ý định thành lập văn phòng đại diện. Nếu quý khách vẫn còn phân vân về các vấn đề pháp lý xoay quanh việc thành lập văn phòng đại diện, quý khách có thể liên hệ ngay với công ty chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất.