Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, nhiều cá nhân, tổ chức đã chớp thời cơ phát triển các trang mạng xã hội để giao lưu, trao đổi các thông tin với mọi người, khách hàng. Tuy nhiên để có thể duy trì các trạng mạng xã hội thì những nhà sáng lập phải xin giấy phép kinh doanh mạng xã hội (hay còn gọi là giấy phép mạng xã hội) theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Vì vậy để giúp cho mọi người được hiểu rõ hơn về loại giấy phép cũng như trình tự và thủ tục đăng ký giấy phép mạng xã hội, các luật sư của chúng tôi sẽ trình bày các vấn đề chi tiết qua bài viết ngày hôm nay.
Mạng xã hội là gì ?
Khái niệm, tầm quan trọng của mạng xã hội 2021 và tương lai
Hiện nay mạng xã hội được sử dụng rất rộng rãi nhưng không phải bất cứ ai cũng hiểu rõ về khái niệm này. Vậy giấy phép mạng xã hội là gì ? Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về Quản lý cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng thì Mạng xã hội là “ hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác”
Mạng xã hội
Tại Việt Nam có tới gần 90% dân số sử dụng mạng xã hội và đây được xem là con số rất lớn. Vì vậy mạng xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong năm 2021 cũng như tương lai. Mạng xã hội góp phần:
– Thúc đẩy các hoạt động kinh tế, xã hội như giao dục, y tế, công nghệ, sáng tạo,…góp phần tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
– Đẩy mạnh, lan rộng các thông tin lành mạnh, hữu ích đến mọi người.
– Phát triển cơ sở hạ tầng của các trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước,….
– Ngăn chặn các hành vi tiêu cực, thiếu đạo đức, thuần phong mỹ tục và vi phạm pháp luật trong xã hội.
– Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, giao thương, buôn bán và hội nhập với thế giới.
Những ngành nghề kinh doanh dịch vụ mạng xã hội
Hiện nay tại Việt Nam có nhiều ngành nghề kinh doanh dịch vụ mạng xã hội khác nhau. Các doanh nghiệp thực hiện xin giấy phép mạng xã hội trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có mã ngành nghề: 6311 và 6312, cụ thể như sau:
Mã ngành 6311: Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan.
Mã ngành 6312: Cổng thông tin ( trừ hoạt động báo chí); Thiết lập mạng xã hội.
Các doanh nghiệp nếu chưa có mã ngành thì phải tiến hành bổ sung để xin giấy phép mạng xã hội theo quy định mới.
Đối tượng cần giấy phép mạng xã hội, tại sao lại cần giấy phép mạng xã hội trực tuyến?
Đối tượng cần xin giấy phép mạng xã hội
Đối tượng cần phải thực hiện xin giấy phép thiết lập mạng xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành bao gồm các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trực tiếp hoặc có liên quan đến hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng trên lãnh thổ Việt Nam.
Tại sao cần xin giấy phép mạng xã hội trực tuyến?
Hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, có rất nhiều trang mạng hữu ích ra đời. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những cá nhân, tổ chức lợi dụng mạng xã hội để lập nên các trạng mạng nhằm mục đích tuyên truyền, kích động và chống phá Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước những mối đe dọa xấu này Đảng và nhà nước ta phải có phương án ngăn chặn bằng các văn bản quy định về hoạt động thiết lập và sử dụng mạng xã hội trực tuyến cũng như các chế tài đối với các hành vi hoạt động không được cấp giấy phép, cụ thể nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định tại Khoản 3 Điều 63 thì hành vi thiết lập mạng xã hội không có giấy phép hoặc sử dụng giấy phép đã hết hạn sẽ bị phạt tiền tới 30.000.000 đồng.
Điều kiện xin giấy phép mạng xã hội trực tuyến – Cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục cấp Giấy phép mạng xã hội
Điều kiện xin giấy phép mạng xã hội trực tuyến
Điều kiện xin giấy phép mạng xã hội trực tuyến được quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Nghị định 27/2018/NĐ-CP, cụ thể các tổ chức, doanh nghiệp muốn được cấp phép mạng xã hội trực tuyến cần phải có đủ điều kiện sau đây:
– Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Tổ chức, doanh nghiệp phải được thành lập theo pháp luật Việt Nam, có các chức năng và nhiệm vụ phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp.
– Điều kiện về nhân sự
“Có ít nhất 01 nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin là người có quốc tịch Việt Nam hoặc đối với người nước ngoài có thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp còn thời hạn ít nhất 06 tháng tại Việt Nam kể từ thời điểm nộp hồ sơ; ” – Điểm a Khoản 5 Điều 23 Nghị Định 72/2013/NĐ-CP. Ngoài ra thì tổ chức và doanh nghiệp cũng cần có bộ phận quản lý nội dung thông tin.
– Điều kiện về tên miền
Được quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP như sau:
Đối với tổ chức, doanh nghiệp không phải là cơ quan báo chí, dãy ký tự tạo nên tên miền không được giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí.
Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội sử dụng ít nhất 01 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam.
Trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội của cùng một tổ chức, doanh nghiệp không được sử dụng cùng một tên miền.
Tên miền “.vn” phải còn thời hạn sử dụng ít nhất là 06 tháng tại thời điểm đề nghị cấp phép và phải tuân thủ quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet. Đối với tên miền quốc tế phải có xác nhận sử dụng tên miền hợp pháp.”
– Điều kiện về kỹ thuật
Hệ thống mạng xã hội phải đáp ứng về khả năng đăng ký, lưu trữ thông tin, xác thực người dùng, phát hiện và ngăn chặn các thông tin vi phạm pháp luật, có phương án dự phòng khi các sự cố xảy ra,… theo quy định tại Khoản 10 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP.
Bên cạnh đó mạng xã hội cũng phải lưu trữ tối thiểu 02 năm với các thông tin liên quan đến tài khoản, địa chỉ IP, thời gian đăng nhập và đăng xuất cũng như nhật ký của người dùng.
Phải đảm bảo có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, và cho phép được thanh tra, kiểm tra lưu trữ, cung cấp thông tin vào thời điểm bất kỳ.
Đối với những thành viên tham gia mạng xã hội phải cung cấp đủ thông tin cá nhân, chính xác: từ họ và tên, ngày tháng năm sinh, CMTND/ thẻ căn cước, hộ chiếu, ngày cấp, số điện thoại và mail nếu có. Đối với người sử dụng mạng nhỏ hơn 14 tuổi, chưa có CMTND/ thẻ căn cước hay hộ chiều thì cần phải có người giám hộ theo quy định pháp luật về việc đăng ký.
– Điều kiện về quản lý thông tin
Hệ thống mạng xã hội phải đáp ứng các điều kiện cụ thể như quản lý thông tin công cộng, kiểm soát thông tin, cơ chế loại bỏ các thông tin vi phạm pháp luật theo quy định tại Khoản 11, Điều 27/2018/NĐ-CP.
Cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục cấp giấy phép mạng xã hội
– Điều 23 Nghị định 72/2013/NĐ-CP
– Khoản 12, 13, 14, 15 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP
Thủ tục xin giấy phép mạng xã hội như thế nào?
Thủ tục xin giấy phép mạng xã hội được quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Nghị định 27/1018/NĐ-CP.
– Gửi hồ sơ đến cơ quan thẩm quyền quy định tại Khoản 8 và Khoản 9 Điều 23 Nghị định 72/2013/NĐ-CP
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
Gồm 01 bộ, trong đó có:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội (theo mẫu)
– Bản sao hợp lệ về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dưới dạng bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực, bản đối chiếu với bản gốc, và bản sao giấy chứng nhận, giấy phép tương đương hợp lệ về quyết định thành lập được cấp trước ngày có hiệu lực của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13); Điều lệ hoạt động (đối với các tổ chức hội, đoàn thể).
– Đề án hoạt động phải đảm bảo có chữ ký, dấu người đứng đầu tổ chức doanh nghiệp đề nghị cấp phép, đảm bảo với các quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ Khoản 5 Điều 23 Nghị định 27/2018/NĐ-CP; thông tin địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam;
– Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội cũng cần có nội dung tối thiểu liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng mạng, quyền và trách nhiệm của tổ chức doanh nghiệp thiết lập, cơ chế xử lý với thành viên vi phạm, các cảnh báo liên quan đến tranh chấp, khiếu nại… các chính sách bảo mật thông tin người dùng.
Bên cạnh đó hồ sơ cũng phải đảm bảo thể hiện được đầy đủ nội dung về tổ chức doanh nghiệp với mục đích thiết lập mạng xã hội, các yếu tố quản lý, trách nhiệm, các cam kết của tổ chức. Đồng thời có những phương án về tài chính, kỹ thuật, nhân sự, quản lý thông tin, quyền và nghĩa vụ người tham gia mạng và cơ chế giải quyết tranh chấp.
Quy trình xin giấy phép mạng xã hội
Giấy phép đăng ký kinh doanh mạng xã hội được thực hiện theo quy trình sau :
– Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có nhiệm vụ xem xét cấp giấy phép, nếu từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy phép mạng xã hội
– Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp giấy phép theo Mẫu số 26 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Thời gian xin giấy phép mạng xã hội trực tuyến?
Thời gian xin giấy phép mạng xã hội trực tuyến của các tổ chức, doanh nghiệp là 30 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 14 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP.
Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp giấy phép, cơ quan có thẩm quyền sẽ phản hồi và nêu rõ lý do, tổ chức và cá nhân sau khi nhận được văn bản thì tiến hành bổ sung và chỉnh sửa trong thời gian mà văn bản phản hồi đã quy định.
Các vấn đề liên quan đến thủ tục xin giấy phép mạng xã hội
Sau khi đã nhận được giấy phép kinh doanh mạng xã hội, các tổ chức kinh doanh muốn sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thì cần thực hiện theo quy định tại Khoản 15 Nghị định 27/1018/NĐ-CP.
Trường hợp bị rút giấy phép mạng xã hội
Các tổ chức, doanh nghiệp sẽ bị rút giấy phép mạng xã hội khi thực hiện các hành vi theo Nghị định số 174/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Cung cấp các thông tin không đúng sự thật làm ảnh hưởng đến các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.
Truyền tải các thông tin ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia.
Đảng tải, phát bản đồ Việt Nam không đầy đủ và không chính xác.
Đăng, phát tán các tác phẩm cấm lưu hành.
Không thực hiện loại bỏ, ngăn chặn thông tin theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước.
Tuyên truyền các nội dung chống phá nhà nước.
Tuyên truyền, kích động bạo lực, tư tưởng bạo lực.
Xuyên tạc các thông tin liên quan đến dân tộc, danh nhân và anh hùng dân tộc.
Ngoài việc bị tước giấy phép hoạt động thì tổ chức, kinh doanh còn phải chịu các hình phạt bổ sung khác liên quan theo quy định pháp luật về mạng xã hội cùng như Nghị định mạng xã hội, Luật mạng xã hội 2020.
Dịch vụ xin giấy phép mạng xã hội của chúng tôi – Làm thế nào để có giấy phép nhanh ?
Hiện nay có rất nhiều tổ chức kinh doanh đang trăn trở làm thế nào để có giấy phép nhanh hay làm thế nào để xin giấy phép kinh doanh dịch vụ mạng xã hội thì không cần quá lo lắng. Chúng tôi – Công ty Luật uy tín hàng đầu hiện nay cung cấp dịch vụ xin giấy phép mạng xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành cho tất cả các tổ chức, kinh doanh trên cả nước.
Quá trình thực hiện nhanh chóng, thủ tục đơn giản chính xác. Cam kết thực hiện theo đúng yêu cầu của các khách hàng. Vì vậy quý khách hàng muốn xin giấy phép mạng xã hội hoặc đang gặp khó khăn trong quá trình thực hiện hãy liên hệ ngay để được tư vấn giải pháp và cung cấp dịch vụ tốt nhất !