Phạm vi áp dụng của Thuế giá trị gia tăng được quy định như thế nào?

Trả lời:
Trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, Thuế Giá Trị Gia Tăng (VAT) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách quốc gia và duy trì sự cân đối trong hệ thống thu thuế. Tuy nhiên, để áp dụng VAT một cách hiệu quả, cần phải hiểu rõ về phạm vi áp dụng của nó. Bài viết này sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về phạm vi áp dụng của VAT, các trường hợp cụ thể và cách thức áp dụng đúng đắn.

Với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng

Thuế Giá trị gia tăng đánh vào hầu hết các hàng hóa, dịch vụ ở các khâu của quá trình từ sản xuất, kinh doanh đến tiêu dùng chỉ trừ một số ít hàng hóa dịch vụ không thuộc diện chịu thuế gồm những hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ thiết yếu nhà nước cần khuyến khích hỗ trợ dựa trên tình hình kinh tế – xã hội và mục tiêu phát triển mà quốc gia đó theo đuổi. Trong Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định tại Điều 3 “Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này”.

Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng

Là chủ thể có nghĩa vụ tính số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người tiêu dùng và nộp số thuế đó vào ngân sách nhà nước. Về cơ bản người nộp thuế giá trị gia tăng là tất cả những cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở quốc gia đó, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh và các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế giá trị gia tăng. Có thể thấy rằng diện người nộp thuế của thuế giá trị gia tăng rất rộng. Bên cạnh đó, số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh được thành lập ngày càng tăng lên tạo nên một số lượng người nộp thuế rất lớn và đa dạng. Với một số lượng lớn người nộp thuế như vậy, nhiều quốc gia đã phải đặt ra quy định về ngưỡng chịu thuế giá trị gia tăng để tăng hiệu quả của việc thu thuế cũng như giảm bớt chi phí quản lý.

Người chịu thuế Giá trị gia tăng

Người chịu thuế giá trị gia tăng là người tiêu dùng cuối cùng hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. Những chủ thể này mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ không phải để tiếp tục sản xuất, kinh doanh hay có những tác động làm cho những hàng hóa, dịch vụ mà họ đã mua phát sinh  giá trị gia tăng mà mục đích chính là việc tiêu dùng và việc này làm cho hàng hóa, dịch vụ thoát khỏi quá trình lưu thông. Khi người tiêu dùng mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì sẽ trở thành người chịu thuế, họ sẽ chuyển số thuế giá trị gia tăng mình phải nộp cho người nộp thuế để nộp vào ngân sách nhà nước. Vì vậy, người chịu thuế giá trị gia tăng không bị ràng buộc bởi những điều kiện pháp lý như người nộp thuế giá trị gia tăng.
Hiểu rõ phạm vi áp dụng của Thuế Giá Trị Gia Tăng (VAT) là bước đầu tiên quan trọng, tuân thủ các quy định, cá nhân và doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon