Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành

Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành
Trả lời:
Khoản 23 điều 4 luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh” .
Trên thực tế, bí mật kinh doanh mang lại những giá trị kinh tế, tạo ra những lợi thế cạnh tranh nhất định cho chủ sở hữu nó. Vậy điều kiện để được bảo hộ bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành là gì?

Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành

Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về các điều kiện chúng đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ bao gồm:
– Thứ nhất, Thông tin không phải là hiểu biết thông thương và không dễ dàng có được. Đây là những thông tin phải được đầu tư thời gian, công sức cũng như tiền bạc để có được chứ không phải là những hiểu biết đơn giản. Và các thông tin này chỉ được biết đến với một nhóm người hạn chế, nghĩa là nó không được các chuyên gia hay đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này biết đến. Trong một số trường hợp, việc một số người khác biết về thông tin là bí mật kinh doanh do quan hệ công việc hoặc giao dịch với nghĩa vụ giữ bí mật thì có thể coi thông tin vẫn không thay đổi bản chất “không phải là hiểu biết thông thường”.
– Thứ hai, thông tin khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó. Thông tin cấu thành bí mật kinh doanh khi được sử dụng trong hoạt động kinh doanh có thể đã, đang hoặc sẽ được sử dụng song trong bất kì trường hợp nào đều phải tạo ra lợi thế cho người nắm giữ hay sử dụng thông tin. Lợi thể ở đây là bất kì ưu thế nào giúp sản phẩm đó được nhiều người tiêu dùng lựa chọn hơn như: giúp giảm giá thành sản phẩm; tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất; sản phẩm tốt hơn; chức năng, công dụng nhiều hơn;….
– Thứ ba, thông tin được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Biện pháp bảo mật do chủ sở hữu thông tin áp dụng, phù hợp với bản chất của thông tin để cá nhân, tổ chức khác không dễ dàng tiếp cận được. Các biện pháp bảo mật thích hợp được chủ thể nắm giữ thông tin áp dụng như sau:
+ Biện pháp hạn chế việc biết được hoặc tiếp cận được thông tin: biện pháp cất giữ thông tin, biện pháp chống tiếp cận thông tin.
+ Biện pháp chống việc bộc lộ thông tin: ký kết các dạng hợp đồng bảo mật, hợp đồng lao động trong đó có quy định trách nhiệm của người được biết hoặc tiếp cận thông tin không được bộc lộ thông tin hoặc không được tìm cách biết được thông tin mà mình được tiếp cận.
Quy định về bí mật kinh doanh dựa trên các điều kiện cụ thể giúp đảm bảo rằng thông tin quan trọng của một doanh nghiệp được bảo vệ và sử dụng một cách hợp lý. Việc thực hiện các biện pháp bảo mật phù hợp và tuân thủ quy định pháp luật là rất quan trọng để đảm bảo tính bảo mật và cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon