Thủ tục đăng ký nhãn hiệu được thực hiện như thế nào?

Nhãn hiệu, căn cứ theo Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung, là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Bên cạnh nhãn hiệu thông thường, còn có các loại nhãn hiệu như nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu nổi tiếng. 

Bài viết sau đây sẽ chỉ quan tâm tới nhãn hiệu thông thường và điều kiện bảo hộ nhãn hiệu nói chung.

Quyền của tổ chức, cá nhân đối với nhãn hiệu là một trong những quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ. Nhà nước cấp văn bằng bảo hộ nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tức là, chỉ khi được cấp văn bằng bảo hộ, nhãn hiệu mới được bảo hộ (ngoại trừ nhãn hiệu nổi tiếng).

Để được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm những chủ thể được quy định tại Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ như:

  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ mình cung cấp;
  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm do bên khác sản xuất (bên được thuê gia công sản phẩm);

Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký nhãn hiệu:

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu.

Cần xác định xem nhãn hiệu có bị trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký cho sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự trước đó  không.

Thực hiện tra cứu nhóm hàng hoá, dịch vụ theo Bảng phân loại quốc tế các hàng hoá dịch vụ theo thoả ước Nice. 

Thực hiện tra cứu nhãn hiệu trên website

http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/trademarks;jsessionid=2B8841DC15593F6DF29A71FFB8ED49CF?0&query=*:*

Lưu ý: Xem xét về khả năng nộp đơn ưu tiên của nhãn hiệu nếu đáp ứng các điều kiện tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ

  • Thành phần hồ sơ: 

(theo Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ)

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu
  • Giấy uỷ quyền, nếu nộp đơn thông qua đại diện
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người làm đơn thụ hưởng quyền đó từ người khác.
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.
  • Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
  • Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu: Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu (nếu có); từ ngữ phải được phiên âm (từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình); từ, ngữ bằng ngôn ngữ khác phải được dịch ra tiếng Việt; nhãn hiệu là âm thanh phải được thể hiện dưới dạng đồ hoạ của âm thanh và đính kèm tệp âm thanh.
  • Cơ quan nhà nước tiếp nhận đơn, công bố đơn và thẩm định tính hợp lệ của đơn:
  • Trường hợp đơn hợp lệ: 
  • Ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện cấp văn bằng bảo hộ 
  • Ghi nhận vào sổ Đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
  • Trường hợp đơn không hợp lệ:
  • Ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, nêu lý do, ấn định thời gian sửa chữa.
  • Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ.

Thời hạn thẩm định:

Thẩm định hình thức trong 1 tháng, kể từ ngày nộp đơn và thẩm định nội dung: không quá 9 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Phí và lệ phí Đăng ký nhãn hiệu:

(Thông tư 263/2016/TT-BTC)

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
  • Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
  • Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
  • Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu:

Căn cứ Khoản 6 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

Chủ thể nào có quyền đăng ký nhãn hiệu? 

Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon