Tạm ngừng kinh doanh là một trong những thủ tục thường gặp trong quá trình sản xuất, kinh doanh của các công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh cần tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành. Để các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vấn đề tạm ngừng kinh doanh đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, chúng tôi sẽ chia sẻ một vài thông tin pháp lý liên quan trong bài viết dưới đây.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh là gì?
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tiến hành thực hiện các bước thông báo việc tạm ngừng kinh doanh của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh tới Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong một khoảng thời gian nhất định. Khi hết thời hạn tạm ngừng, doanh nghiệp cần hoạt động trở lại và tiếp tục hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 của Điều 206, Luật Doanh nghiệp, Nhà nước đã ban hành những quy định về việc tạm ngừng kinh doanh công ty, cụ thể như sau:
- Tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng hoạt động hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp cần phải thông báo bằng văn bản tới Cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Doanh nghiệp vẫn phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hoặc các khoản nợ của đối tác, khách hàng, người lao động hoặc các khoản thỏa thuận khác trong thời gian tạm ngừng hoạt động.
- Tại Điều 66 của Nghị định số 01/2021/NĐ – CP, Nhà nước đã ban hành quy định về việc hướng dẫn quy định về thủ tục tạm ngừng kinh doanh.
- Tối thiểu là 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động trở lại trước thời hạn tạm ngừng, doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cần thông báo tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính. Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động trở lại sau thời hạn tạm ngừng cần thông báo cho Cơ quan có thẩm quyền trước 03 ngày làm việc. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo là không quá 01 năm theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh cần có quyết định, nghị quyết hoặc bản sao hợp pháp biên bản họp của chủ sở hữu công ty (tùy loại hình doanh nghiệp) về việc tạm ngừng kinh doanh.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra, thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trước khi cấp giấy xác nhận.
- Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cập nhập tình trạng và các thông tin pháp lý liên quan đến việc tạm ngừng kinh doanh của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh
- Doanh nghiệp có quyền hoạt động trở lại trước thời hạn tạm ngừng và phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền về việc này. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cập nhập thông tin pháp lý của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thông báo tạm ngừng kinh doanh cần phải kê khai đầy đủ các thông tin sau:
- Tên doanh nghiệp
- Ngành nghề kinh doanh
- Mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Lý do tạm ngừng kinh doanh
- Thời gian tạm ngừng
- Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp (cần đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên)
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh được hiểu như thế nào?
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Thông báo về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh theo mẫu có sẵn, được quy định tại mẫu số II – 19 được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT – BKHĐT.
- Quyết định hoặc nghị quyết của chủ sở hữu trong trường hợp là công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên trong trường hợp là Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị trong trường hợp là Công ty cổ phần về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp (có đóng dấu và chữ ký)
- Văn bản hoặc biên bản họp về việc biểu quyết thông qua quyết định tạm ngừng kinh doanh công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của Hội đồng quản trị (Công ty cổ phần), Hội đồng thành viên (Công ty TNHH 2 thành viên trở lên) (cần có đóng dấu và chữ ký của chủ tọa và thư ký cuộc họp)
- Văn bản giới thiệu hoặc giấy ủy quyền cho chủ thể thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, thủ tục tạm ngừng kinh doanh văn phòng đại diện hoặc thủ tục tạm ngừng địa điểm kinh doanh.
- Bản sao có xác nhận hợp pháp các giấy tờ chứng minh nhân thân của người thực hiện thủ tục tạm ngừng, cụ thể như: căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn hiệu lực hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cần thực hiện theo các bước:
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ có liên quan và hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy biên nhận hồ sơ cho đơn vị đề nghị.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Trong thời gian 03 – 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra, thẩm định và cấp giấy xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Bên cạnh đó, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin về việc tạm ngừng kinh doanh của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Cơ quan thuế để cùng phối hợp và quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh chi nhánh theo quy định của pháp luật tại CTMLegal
Với nhiều năm kinh nghiệm và luôn đặt tiêu chí “Quyền lợi của khách hàng là niềm hạnh phúc của chúng tôi”, công ty chúng tôi đã giúp hàng nghìn công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Khi sử dụng dịch vụ tại công ty chúng tôi, bạn sẽ được:
- Hỗ trợ tư vấn chi tiết về trường hợp, hồ sơ và thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhanh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật
- Chuẩn bị các giấy tờ liên quan và hoàn thiện hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
- Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ và trực tiếp làm việc với Phòng Đăng ký kinh doanh
- Theo dõi tình trạng hồ sơ và bổ sung thông tin trong trường hợp cần thiết
- Nhận kết quả và trao tận tay doanh nghiệp
- Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao, chúng tôi cam kết hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, thủ tục tạm ngừng kinh doanh văn phòng đại diện, thủ tục tạm ngừng địa điểm kinh doanh cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác và hiệu quả nhất. Khi sử dụng dịch vụ pháp lý tại công ty chúng tôi, bạn không những tiết kiệm được thời gian mà còn không phải lo lắng về mặt chi phí.
Một số câu hỏi thường gặp của khách hàng khi đăng ký tạm ngừng kinh doanh đối với chi nhánh
Trong quá trình tư vấn cho khách hàng về thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi có nội dung như sau, cùng tham khảo nhé!
Tạm ngừng kinh doanh không thông báo có bị phạt không?
Căn cứ theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 32 của Nghị định 50/2016/NĐ – CP, trong trường hợp không thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ chịu hình phạt như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ
- Buộc thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh theo các nội dung đã được quy định (biện pháp khắc phục hậu quả)
Bên cạnh hình phạt hành chính như trên, các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh trong trường hợp không hoạt động kinh doanh trong thời gian 01 năm và không phát sinh bất kỳ giao dịch, hoạt động nào với Cơ quan cấp giấy phép theo quy định.
Công ty được tạm ngừng trong bao lâu?
Theo quy định của pháp luật, thời gian tạm ngừng kinh doanh không quá 01 năm. Sau thời hạn tạm ngừng, nhưng doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng cần thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời hạn tạm ngừng liên tiếp là không quá 02 năm.
Nếu quá 02 năm nhưng doanh nghiệp vẫn không có nhu cầu hoạt động trở lại sẽ có hai hướng xử lý:
Tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp
Hoạt động trở lại trong thời ngắn (01 – 02 tháng), sau đó tiếp tục thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
Tạm ngừng có phải quyết toán thuế không?
Công ty vẫn phải đóng lệ phí môn bài và nộp báo cáo tài chính cho những tháng chưa tạm ngừng kinh doanh trong năm trong thời gian tạm ngừng hoạt động. Hơn nữa, doanh nghiệp còn phải nộp đầy đủ các loại thuế còn nợ và các khoản nợ của đối tác, khách hàng, người lao động hoặc các thỏa thuận khác.
Trước khi tạm ngừng phải làm gì?
Theo quy định của pháp luật, trước khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp cần:
Xác định trường hợp tạm ngừng kinh doanh của mình
Tìm hiểu các thông tin pháp lý chính xác có liên quan đến trường hợp tạm ngừng kinh doanh của mình
Thông báo bằng văn bản với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chính trước khi tạm ngừng 03 ngày làm việc.
Chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, thủ tục tạm ngừng kinh doanh văn phòng đại diện, thủ tục tạm ngừng địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bài chia sẻ trên đây là các thông tin có liên quan đến thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh theo quy định của pháp luật. Mong rằng qua bài viết này các công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh sẽ hiểu rõ và hiểu đúng về thủ tục tạm ngừng kinh doanh.
Nếu quý khách còn bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu nào khác liên quan đến thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!