Tư vấn Thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa như thế nào?

Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa là gì?

Đây là loại giấy cấp phép cho doanh nghiệp khi bắt đầu hoạt động xây dựng bán và tổ chức du lịch khi khách là người nước ngoài cư trú ở Việt Nam hoặc công dân Việt Nam du lịch tại lãnh thổ Việt Nam.

Căn cứ pháp lý quy định giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

  • Quý khách hàng có thể tham khảo văn bản quy định giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa dưới đây theo Luật du lịch.
  • Luật du lịch có thông tin đầy đủ về những thông tư nghị định dành cho doanh nghiệp muốn xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

can-cu-phap-ly-lu-hanh-noi-dia

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa sẽ dựa vào:

  •  Luật du lịch năm 2017
  •  Luật Doanh nghiệp năm 2020
  • Thông tư số 06/2017/TT- BVHTTDL quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch
  • Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và thi hành một số Điều của Luật du lịch;
  • Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và thi hành một số Điều của Luật du lịch

Tư vấn Điều kiện, quy định về kinh doanh lữ hành nội địa

Theo điều 31, Luật Du lịch năm 2017, doanh nghiệp muốn sở hữu giấy phép lữ hành nội địa phải có các điều kiện dưới đây.
Có các phương án dự trù trong kinh doanh, lịch trình chi tiết và đảm bảo các phương án hợp tác trong khu vực.
Có mã ngành. Trong đó:
  • Nhà hàng và hoạt động phục vụ ăn uống phục vụ lưu động 5610
  • Dịch vụ đặt chỗ, quảng cáo và tổ chức tour du lịch 7990
  • Điều hành tour du lịch 7912
  • Đại lý du lịch 7911
  • Lưu trú ngắn ngày 5510

Ký quỹ ngành du lịch là điều kiện cần để có quyền sở hữu giấy kinh doanh

Doanh nghiệp được thành lập theo đúng quy định pháp luật
Áp dụng ký quỹ theo mục 5 của bài viết
Cá nhân phụ trách kinh doanh lữ hành nội địa phải có bằng cấp hoặc chứng chỉ về quản trị lữ hành, marketing du lịch, quản trị du lịch, điều hành tour…

Phí thẩm định, phí, lệ phí nhà nước về cấp giấy phép kinh doanh lữ hành là bao nhiêu?

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu cấp mới giấy phép kinh doanh cần đóng mức phí 3 triệu đồng, trường hợp cấp đổi là 2 triệu đồng và cấp lại là 1.5 triệu đồng.
Và một điều chắc chắn rằng, nếu bạn muốn xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa thì bắt buộc cần phải ký quỹ nội địa.
Cùng theo dõi quy trình nộp tiền ký quỹ nội địa được chúng tôi giải thích kỹ ở mục 5 dưới đây.

Ký quỹ kinh doanh nội địa là gì?

Quy trình ký quỹ kinh doanh nội địa bao gồm các mục:

Mức ký quỹ khi kinh doanh lữ hành nội địa

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP thì kinh doanh lữ hành nội địa bắt buộc phải có tiền ký quỹ và số tiền ký quỹ là 20.000.000 đồng. Mức ký quỹ này được áp dụng đến hết ngày 31/12/2013.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP, cụ thể đối với hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có tiền ký quỹ và số tiền ký quỹ là 100.000.000 đồng.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép ký quỹ 

Là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác hoặc chi nhánh nhà nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn chi tiết về thủ tục ký quỹ và cấp giấy chứng nhận ký quỹ theo mẫu 01 nghị định 168/2017/NĐ-CP.
Ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được quyền cấp giấy phép ký quỹ cho doanh nghiệp

ky-quy-lu-hanh-noi-dia

Quy trình nộp tiền ký quỹ 

Các bước được tiến hành cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp tiền ký quỹ vào tài khoản ngân hàng
Bước 2: Ngân hàng làm hợp đồng ký quỹ với doanh nghiệp
Trong đó có thông tin tên, địa chỉ của người đại diện công ty và ngân hàng; số tiền ký quỹ, lãi suất tiền ký quỹ và trả lãi, rút tiền, hoàn trả tiền. Đồng thời có trách nhiệm của những bên liên quan và các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Ngân hàng nhận tiền và phong tỏa tiền ký quỹ sau đó cấp giấy chứng nhận ký quỹ.
d. Lưu ý khi ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa
Khá nhiều người thắc mắc rằng: Giấy chứng nhận ký quỹ có thời hạn bao lâu? Có được rút ra trong thời gian kinh doanh không?
Một điều đặc biệt trong khoản tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa đó là phải duy trì số tiền ký quỹ trong suốt thời gian kinh doanh và trong thời gian đó sẽ được hưởng lãi suất như tiền gửi thông thường.
Sau khi hiểu về ký quỹ, quý khách có thể tham khảo hướng dẫn về thủ tục xin giấy phép lữ hành nội địa chi tiết của Công ty chúng tôi

Tư vấn Thủ tục xin cấp giấy phép lữ hành nội địa

Bao gồm các bước soạn thảo hồ sơ, thời gian chờ, và lưu ý khi xin cấp lại giấy phép.

Hồ sơ xin giấy phép lữ hành nội địa

  • Bộ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh bao gồm: 
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa (theo mẫu)
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động với người phụ trách kinh doanh.
  • Nhiều loại giấy tờ trong bộ hồ sơ xin giấy kinh doanh lữ hành cần có công chứng để đảm bảo tính minh bạch
  • Bản sao chứng chỉ, bằng cấp của người đứng đầu
  • Giấy chứng nhận ký quỹ

ho-so-xin-giay-phep-lu-hanh

Thủ tục xin giấy phép lữ hành nội địa – thời hạn xin giấy phép

Kéo dài trong 10 – 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Cấp lại giấy phép lữ hành nội địa

Nếu công ty có nhu cầu xin cấp lại giấy phép lữ hành thì thực hiện theo thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL (mẫu số 12); trong thời hạn 5 – 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam phải cấp lại giấy phép hoặc nếu từ chối phải có văn bản hồi đáp.

Tại sao nên lựa chọn Công ty chúng tôi trong dịch vụ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Công ty chúng tôi là một trong những đơn vị chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam và có nhiều năm cung cấp các dịch vụ pháp lý cho khách hàng trong nước và nước ngoài.
Nổi tiếng với đội ngũ luật sư đông đảo và chuyên nghiệp, được đào tạo tại các cơ sở uy tín trong nước và quốc tế giúp khách hàng hoàn thiện các hồ sơ và thủ tục đòi hỏi tính chuyên môn cao.
Chất lượng dịch vụ cũng là điều kiện tiên quyết giúp công ty chúng tôi duy trì hoạt động và giải quyết được nhiều vụ việc phức tạp.
Và điều cuối cùng, chi phí mà công ty chúng tôi đưa ra luôn ở mức cạnh tranh trên thị trường đồng thời khách hàng sẽ có được những ưu đãi lớn trong lần sử dụng đầu hoặc là khách hàng thân thiết ở những lần tiếp theo.

Một số câu hỏi quan tâm xin giấy phép lữ hành nội địa

Một số câu hỏi công ty chúng tôi thường gặp trong quá trình xử lý hồ sơ xin giấy phép lữ hành nội địa của các công ty như: 

1.Ký quỹ lữ hành nội địa có mất nhiều thời gian không?

Thao tác ký quỹ đơn giản, tại ngân hàng thương mại sẽ hướng dẫn bạn chi tiết thủ tục ký quỹ. Thời hạn kéo dài trong 1 buổi.

2.Tiền ký quỹ khi nào được phép sử dụng?

Khách du lịch bị tai nạn không đáng có phải đưa về nơi cư trú để được điều trị khẩn cấp và không có khả năng chi trả kinh phí để giải quyết kịp thời.
Dựa vào luật du lịch năm 2018 công ty chúng tôi có thể giải đáp những thắc mắc khi chủ doanh nghiệp có nhu cầu xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành

3.Dịch vụ cấp giấy phép lữ hành trọn gói mất bao nhiêu?

Chi phí cho các thủ tục cấp giấy phép lữ hành trọn gói dao động từ 7-8 triệu đồng.

4.Khi nào cần xin lại giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa?

Trường hợp bị mất hoặc giấy tờ bị hư hỏng bắt buộc phải xin cấp lại.

5.Nộp đủ hồ sơ liệu có ra giấy được không?

Công ty chúng tôi cam kết tỷ lệ ra hồ sơ là 100% với điều kiện có bằng cấp về du lịch hoặc chứng chỉ điều hành hợp lệ và đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cấp phép.
Trên đây là tất cả các tư vấn về thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa. Mọi thắc thắc mắc, quý khách có thể liên hệ theo địa chỉ của công ty chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!
Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon