Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu được quy định như thế nào?

Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu được quy định như thế nào?
Trả lời:
Việc chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là một trong những cách thức quan trọng mà các công ty cổ phần sử dụng để tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính và mở rộng hoạt động kinh doanh. Đây là một hình thức phát hành cổ phần phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho cả công ty lẫn các cổ đông. Hãy cùng tìm hiểu quy trình và lợi ích của việc chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu.
Thứ nhất, trường hợp nào công ty cổ phần được chào bán cổ phần của cổ đông hiện hữu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 124 Luật Doanh nghiệp 2020, Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu được thực hiện tron trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ tại công ty.
Thứ hai, về quy trình chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu. 
Bước 1: Thông báo
– Chậm nhất là 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần Công ty phải thông báo bằng văn bản đến cổ đông theo phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của họ trong sổ đăng ký cổ đông.
– Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây:
+ Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân;
+ Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; + số cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty;
+ Tổng số cổ phần dự kiến chào bán và số cổ phần cổ đông được quyền mua;
+ Giá chào bán cổ phần;
+ Thời hạn đăng ký mua;
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua cổ phần do công ty phát hành.
Bước 2: Cổ đông gửi phiếu đăng ký mua
– Cổ đông gửi phiếu đăng ký mua do công ty gửi kèm theo thông báo. Phiếu đăng ký mua phải được gửi đúng thời gian trong thông báo. Trường hợp phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi về công ty đúng hạn theo thông báo thì cổ đông đó coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua.
– Trường hợp số lượng cổ phần dự kiến chào bán không được cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì Hội đồng quản trị có quyền bán số cổ phần được quyền chào bán còn lại cho cổ đông của công ty và người khác với điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác hoặc pháp luật về chứng khoán có quy định khác.
Bước 3: Thanh toán mua cổ phần
Cổ phần được coi là đã bán khi đã được thanh toán đầy đủ và các thông tin của người mua theo quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 đã được điền đầy đủ theo quy định vào sổ đông ký cổ đông.
Bước 4: Phát hành và giao cổ phiếu cho người mua
Sau khi cổ phần được thanh toán đầy đủ, công ty phát hành và giao cổ phiếu cho người mua; trường hợp không giao cổ phiếu, các thông tin về cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật Doanh nghiệp 2020 được ghi vào sổ đăng ký cổ đông để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty.
Việc chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là một chiến lược quan trọng giúp công ty tăng vốn và phát triển bền vững. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về quy trình và lợi ích của việc chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu. Nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể!
Tìm hiểu: Thủ tục thành lập công ty cổ phần tại đây
Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon