Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là gì?
Trả lời:
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là một phương thức đầu tư linh hoạt, phù hợp với nhiều loại hình kinh doanh và giúp các nhà đầu tư tối ưu hóa nguồn lực và kinh nghiệm. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, các bên tham gia cần thỏa thuận chi tiết và rõ ràng các điều khoản trong hợp đồng, đồng thời tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật
Khái niệm đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC
Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về hợp đồng BCC như sau: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế”.
Theo đó, hợp đồng BCC là một dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận mà không thành lập tổ chức kinh tế. Hợp đồng BCC có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể ký kết hợp đồng. Chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC là các nhà đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài. Theo Khoản 19, 20 Luật đầu tư năm 2020 quy định về nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài như sau:
“19. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
20. Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”
Như vậy, mọi tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu Nhà nước hay sở hữu tư nhân đều có thể trở thành chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC. Đây là điểm khác biệt so với các quy định về hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC theo pháp luật về đầu tư trước đây.
Thứ hai, về hình thức của hợp đồng. Luật đầu tư 2020 không quy định cụ thể về hình thức đối với hợp đồng BCC. Tuy nhiên tại khoản 1 điều 27 luật đầu tư năm 2020 quy định rằng:
“Điều 27. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.”
Trong đó hợp đồng BCC là một hình thức của hợp đồng hợp tác trong bộ luật dân sự 2015. Theo quy định của hợp đồng hợp tác trong Khoản 2 Điều 504 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
“Điều 504. Hợp đồng hợp tác
2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.”
Theo đó, hợp đồng BCC phải được lập thành văn bản.
Bên cạnh đó, theo quy định của luật đầu tư 2020, đối với trường hợp hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau thì phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Thứ ba, về nội dung của hợp đồng. Điều 28 Luật Đầu tư 2020 quy định về nội dung của hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu dưới đây:
– Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
– Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
– Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
– Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
– Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
– Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Có thể bạn quan tâm: Các hình thức đầu tư ra nước ngoài
Lợi ích của Đầu tư theo hợp đồng BBC
– Tận dụng nguồn lực và kinh nghiệm: Hợp đồng BCC cho phép các bên tham gia tận dụng tối đa nguồn lực, kinh nghiệm và công nghệ của nhau để đạt được mục tiêu kinh doanh chung.
– Linh hoạt và tiết kiệm chi phí: Không cần thành lập pháp nhân mới, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho các nhà đầu tư.
– Phân chia lợi nhuận và rủi ro: Các bên có thể thỏa thuận phân chia lợi nhuận và rủi ro một cách linh hoạt, phù hợp với khả năng và đóng góp của mỗi bên.
– Linh hoạt và tiết kiệm chi phí: Không cần thành lập pháp nhân mới, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho các nhà đầu tư.
– Phân chia lợi nhuận và rủi ro: Các bên có thể thỏa thuận phân chia lợi nhuận và rủi ro một cách linh hoạt, phù hợp với khả năng và đóng góp của mỗi bên.
Bài viết trên đây đã giải thích chi tiết về đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, các quy định pháp luật liên quan, quy trình thực hiện và các lợi ích cũng như hạn chế của hình thức đầu tư này.
Xem thêm: Đầu tư theo hình thức đối tác công tư