Lựa chọn cách thức huy động vốn đối với từng loại hình doanh nghiệp 

Mỗi loại hình doanh nghiệp thường được pháp luật quy định về các phương thức huy động vốn khác nhau phù hợp với đặc điểm và mục tiêu kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp.

Dưới đây là một số phương thức huy động vốn phổ biến cho các loại hình doanh nghiệp chính

Thứ nhất, đối với công ty hợp danh:

Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào (khoản 3 Điều 177 LDN 2020); chỉ có thể huy động vốn thông qua phương thức như tăng vốn góp từ các thành viên, giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, vay tổ chức tín dụng hoặc vay các tổ chức, cá nhân. Công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán bởi:
–  Công ty hợp danh với đặc điểm về chủ thể tham gia góp vốn là những người có sự quen biết, tin tưởng nhau cùng nhau kinh doanh. Những loại chứng khoán thông dụng như trái phiếu, cổ phiếu một khi phát hành ra công chúng sẽ có thể được sở hữu bởi rất nhiều người không quen biết nhau, ở những nơi khác nhau. Vì thế, nếu cho công ty hợp danh phát hành chứng khoán sẽ dẫn đến việc đi ngược lại với tính chất, đặc điểm của công ty hợp danh.
– Công ty hợp danh mang tính chất chịu trách nhiệm vô hạn. Trong khi đó chứng khoán bản chất là một loại giấy tờ chứng minh phần vốn của một người sở hữu và chỉ chịu trách nhiệm và rủi ro trong phần vốn góp, khoản đầu tư. Vì
vậy, đặc điểm chịu trách nhiệm vô hạn của công ty hợp danh không cho phép nó có thể phát hành các loại chứng khoán.

Thứ hai, đối với doanh nghiệp tư nhân:

Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào (Khoản 2 Điều 188 LDN 2020); chỉ có thể huy động vốn thông qua phương thức như tăng vốn góp từ các thành viên, giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, vay tổ chức tín dụng hoặc vay các tổ chức, cá nhân. Có thể lí do doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán bởi: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nghĩa là giữa tài sản của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp không có sự phân định rõ ràng cho nên nếu doanh nghiệp tư nhân phát hành chứng khoán thì không phân định được tỉ lệ gánh chịu rủi ro giữa chủ doanh nghiệp và những nhà đầu tư chứng khoán.

Thứ ba, đối với Công ty TNHH:

Chỉ được phát hành cổ phiếu trong trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần, chứ không được phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn. Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là vì công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ, do một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức làm chủ sở hữu; bị giới hạn số lượng thành viên từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Việc phát hành cổ phiếu sẽ vô tình phá vỡ cấu trúc số lượng thành viên của công ty (trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần). Hơn nữa, về bản chất, công ty công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty đối nhân, tức thành viên công ty là do sự tin tưởng mà thành lập công ty, do đó không phát hành cổ phần để tránh các cá nhân bên ngoài xâm nhập vào hệ thống quản lý của công ty. Ngoài ra theo điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì công ty TNHH được phép tiến hành chào bán trái phiếu không chuyển đổi; không được phát hành trái phiếu không chuyển đổi (khoản 3 Điều 9 NĐ 153/2020/NĐ-CP). Tóm lại, công ty TNHH có những hình thức huy động vốn sau: Tăng vốn góp của các thành viên; Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới; Phát hành trái phiếu không chuyển đổi; vay nợ các cá nhân, tổ chức, tổ chức tín dụng.

Thứ tư, đối với Công ty cổ phần:

Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn. Đối với lần đầu chào bán chứng khoán ra công chúng công ty cổ phần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện được quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán năm 2019. Có thể thấy trong số các loại hình doanh nghiệp thì công ty cổ phần có ưu thế lớn nhất về huy động vốn, cấu trúc vốn linh hoạt, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư. Tóm lại, công ty cổ phần có những hình thức huy động vốn sau: Tăng vốn góp của các thành viên; Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới; Phát hành chứng khoán; vay nợ các cá nhân, tổ chức, tổ chức tín dụng.
Những phương thức này có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau để đáp ứng nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon