Tư vấn Quy trình xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế theo luật sửa đổi bổ sung mới nhất
Việt Nam được đánh giá cao về sự phát triển ngành du lịch nhất là kinh doanh lữ hành quốc tế với các hoạt động du lịch khách hàng quốc tế đến Việt Nam và cả chiều người Việt bay Thế nhưng khá nhiều cá nhân và tổ chức vẫn còn gặp những khó khăn nhất định trong thủ tục xin cấp giấy phép lữ hành quốc tế. Trong bài viết này hãy cùng công ty chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về khái niệm phép lữ hành quốc tế và thủ tục xin cấp lữ hành quốc tế.
1. Giấy phép lữ hành quốc tế là gì?
Giấy phép lữ hành quốc tế là khái niệm còn khá mới mẻ mới nhiều người khi bắt đầu có ý định kinh doanh. Trước khi tìm hiểu về khái niệm nãy, bạn cần hiểu một số khái niệm nhỏ sau đây.
Mẫu giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Lữ hành là hoạt động của chuyến đi bằng nhiều phương tiện khác nhau như ở đường hàng không, đường bộ hoặc đường thủy. Hoạt động này không chỉ giới hạn ở trong nước mà còn mở rộng phạm vi ra nước ngoài.
Từ đó kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được giải thích là hoạt động chương trình cho khách hàng du lịch từ việt nam ra nước ngoài hoặc dành cho người nước ngoài tới Việt Nam.
2. Tư vấn Điều kiện, quy định về kinh doanh lữ hành quốc tế
Kinh doanh lữ hành quốc tế phải đảm bảo điều kiện về kinh doanh, điều kiện về bằng cấp và điều kiện về ký quỹ. Cụ thể:
Điều kiện kinh doanh
Theo Khoản 3 Điều 31 Luật Du lịch năm 2017, mọi doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dưới đây sẽ được cấp giấy phép lữ hành quốc tế bao gồm:
- Thành lập dựa trên quy định của pháp luật về doanh nghiệp
- Có hợp đồng ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng
Điều kiện về bằng cấp
- Người phụ trách mảng này phải có bằng cấp, chứng chỉ về chuyên ngành lữ hành, điều hành du lịch quốc tế và tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên.
- Người giữ một trong những chức danh chủ tịch trong doanh nghiệp, tổng giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp hoặc Trưởng phòng kinh doanh lữ hành. Nếu người phụ trách kinh doanh lữ hành quốc tế tốt nghiệp chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành lữ hành quốc tế.
Điều kiện về ký quỹ
Hiện nay, theo nghị định số 94/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức ký quỹ đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế như sau:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng”.
Tuy nhiên mức ký quỹ này chỉ được áp dụng đến hết ngày 31/12/2023. Từ ngày 01/01/2024, mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP, cụ thể:
- Mức ký quỹ phải đóng đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế cho khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam là 250.000.000 đồng (hai trăm năm mươi triệu đồng).
- Mức ký quỹ phải đóng đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế cho khách Việt Nam đi ra nước ngoài du lịch là 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng).
- Mức ký quỹ phải đóng đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.
3. Phí thẩm định, phí, lệ phí nhà nước về cấp giấy phép lữ hành quốc tế là bao nhiêu?
Dựa theo quy định tại điều 4 của Thông tư 33/2018/TT-BTC, doanh nghiệp có nhu cầu xin cấp phải chịu những khoản phí bao gồm:
- Phí cấp lại: 1 triệu 500 đồng /giấy phép
- Phí cấp đổi: 2 triệu đồng/giấy phép
- Phí cấp mới: 3 triệu đồng/ giấy phép
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 14/05/2018.
4. Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Trong thời gian kinh doanh loại hình này, doanh nghiệp có quyền hoạt động trong phạm vi:
Kinh doanh dịch vụ du lịch cho quốc tế tới Việt Nam và khách Việt Nam ra nước ngoài, tùy theo phạm vi được cấp phép.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phục vụ khách nước ngoài qua Việt Nam.
Tư vấn Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế
Tùy từng loại hình doanh nghiệp nước ngoài hoặc trong nước sẽ có điều kiện khác nhau
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài
- Có đầy đủ tư cách pháp nhân và chi nhánh công ty dựa trên quy định của Luật đầu tư
- Sở hữu mọi ngành nghề đầu tư và kinh doanh hoặc lĩnh vực đầu tư liên quan đến lữ hành quốc tế
- Người quản lý hoạt động kinh doanh ở Việt Nam phải có địa chỉ thường trú ở Việt Nam hoặc người nước ngoài có thẻ tạm trú ở Việt Nam có thời gian trên 6 tháng gia hạn từ lúc nộp hồ sơ xin giấy phép.
- Họ có thể là chủ công ty hay chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc chủ tịch hay đến cấp phó phòng trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
- Tốt nghiệp hệ cao đẳng trở lên về du lịch hoặc những ngành khác nhưng phải có các chứng chỉ về nghiệp vụ du lịch
- Đảm bảo ký quỹ tại Ngân hàng thương mại Việt Nam
Công ty trong nước
- Bắt buộc phải kinh doanh đầy đủ các ngành liên quan tới du lịch trong đó đó có kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế.
- Những điều hành công ty phải có trình độ cao đẳng trở lên thuộc một trong những chuyên ngành về du lịch như: quản trị dịch vụ du lịch quốc tế, du lịch, quản trị lữ hành hoặc quản trị dịch vụ lữ hành, marketing du lịch..
- Nếu cá nhân là người đứng đầu doanh nghiệp không thuộc những chuyên ngành trên thì bắt buộc phải có chứng chỉ liên quan tới dịch vụ du lịch.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần định tính được phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế để thực hiện thủ tục ký quỹ tại ngân hàng
- Mức phí ký quỹ phải trả cho inbound: 250.000.000đ
- Mức phí ký quỹ phải trả cho outbound: 500.000.000 đ
- Mức phí ký quỹ phải trả cho inbound và outbound: 500.000.000đ
Sau khi thực hiện ký quỹ doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận ký quỹ từ ngân hàng.
5. Tư vấn Thủ tục xin cấp giấy phép lữ hành quốc tế
Dựa vào Luật du lịch 2017, để xin cấp giấy phép cần thực hiện đầy đủ các bước.
Chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ 1 bộ hồ sơ để làm thủ tục xin cấp giấy phép lữ hành
a. Hồ sơ xin giấy phép lữ hành quốc tế
Theo điều 33, Luật du lịch năm 2017 quy định về hồ sơ cấp giấy phép dịch vụ lữ hành quốc tế sẽ bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép theo mẫu mới nhất của Bộ trưởng Bộ VHTT và DL
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc giấy tờ có liên quan khác được
- Giấy ký quỹ nộp tiền xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
- Bằng cấp, chứng chỉ có công chứng của người đứng đầu hoạt động kinh doanh lữ hành
- Quyết định bổ nhiệm cá nhân là quản lý của doanh nghiệp hoặc hợp đồng lao động với công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành.
- Giấy tờ có công chứng liên quan đến cá nhân phụ trách hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành.
b. Thủ tục, quy trình xin giấy phép lữ hành quốc tế, thời hạn xin giấy phép
Doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn tất theo mục trên tới Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.
Sau 10 – 15 ngày làm việc tính từ thời điểm nộp hồ sơ, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam sẽ thẩm định và thông báo kết quả cho doanh nghiệp về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có) hoặc cấp giấy phép.
Lưu ý: Số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ hồ sơ
c. Cấp lại giấy phép lữ hành quốc tế
Tại điều 34 Luật Du lịch: Doanh nghiệp đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành bị mất hoặc bị hư hỏng.” Theo đó, doanh nghiệp phải trải qua các bước dưới đây để cấp lại giấy phép kinh doanh.
Mẫu đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc thay đổi phạm vi kinh doanh lữ hành quốc tế.
Bộ hồ sơ xin cấp đổi giấy mới bao gồm:
Đơn đề nghị cấp đổi theo mẫu của Bộ VH & DL cấp
Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản công chứng hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
d. Đổi giấy phép lữ hành quốc tế phải làm gì?
Trình tự cấp đổi như sau:
Nộp bộ hồ sơ được chuẩn bị như trên tới Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và chờ trong 5 ngày để được nhận thông báo kết quả xin cấp phép. Nếu bị từ chối, doanh nghiệp sẽ được thông báo và nêu rõ lý do.
e. Trường hợp thu hồi giấy phép lữ hành quốc tế
Doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép thông thường sẽ do những lý do sau đây:
- Không đáp ứng được một trong những điều kiện của kinh doanh du lịch lữ hành tại Khoản 1, khoản 2, điều 32 của Luật Du lịch năm 2017.
- Kết thúc hoạt động kinh doanh hay công ty công bố phá sản hoặc giải thể
- Không thực hiện đổi giấy phép kinh doanh theo khoản 1 điều 35 của Luật Du lịch khi có sự thay đổi về GCN đăng ký doanh nghiệp/CGN đầu tư hoặc thay đổi phạm vi, nội dung kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
- Ảnh hưởng tới quyền và lợi ích quốc gia
- Đưa người nước ngoài về Việt Nam trái phép và ngược lại
- Không chấp hành đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 điều 37 Luật Du lịch gây thiệt hại tới sức khỏe và tính mạng của khách du lịch.
- Làm giả hồ sơ xin cấp đổi giấy phép, có hành vi sửa đổi, gian lận hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
7. Tại sao nên lựa chọn Công ty chúng tôi trong khi cần tư vấn giấy phép lữ hành quốc tế
Để giúp các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, công ty chúng tôi sẽ hỗ trợ chủ doanh nghiệp làm mọi thủ tục liên quan đến xin giấy phép.
- Tư vấn tận tình các thủ tục về luật cho khách hàng
- Tư vấn Xem xét, đánh giá và chỉ ra những yêu cầu chi tiết về thông tin giúp hoàn thiện hồ sơ
- Phác thảo phương án kinh doanh xin cấp giấy phép
- Luôn luôn lắng nghe, hỗ trợ và trao đổi cùng khách hàng làm thủ tục pháp lý
- Tư vấn cho khách hàng các thủ tục pháp lý xin cấp giấy phép lữ hành quốc tế
- Thông báo và bàn giao lại đầy đủ giấy tờ cho khách hàng khi có kết quả
- Tư vấn khách hàng lên phương án cấp đổi giấy phép và đăng ký lại cho khách hàng
- Tư vấn Mở chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở trong nước tại nước ngoài và nước ngoài tại Việt Nam.
Trên đây, công ty chúng tôi đã tư vấn giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về quy trình cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ tới Hotline để được Luật sư của công ty chúng tôi tư vấn miễn phí.