Khi bắt đầu kinh doanh một cơ sở nhỏ lẻ, việc xin giấy phép cơ sở kinh doanh là một trong những bước quan trọng nhất. Việc này giúp đảm bảo rằng bạn đang hoạt động hợp pháp và tuân thủ các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thủ tục xin giấy phép cơ sở kinh doanh có thể phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về các bước cần thiết để xin giấy phép cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ.
Kinh doanh bán cafe cóc, quán nhỏ lẻ hiện nay rất phát triển ở nước ta. Vậy những cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh cóc, mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không ?. Để giải đáp điều này, Luật sư của chúng tôi sẽ phân tích, làm rõ qua bài viết ngày hôm nay.
Các cơ sở kinh doanh nhỏ có cần đăng ký kinh doanh không ?
Những cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh cóc nào không cần đăng ký kinh doanh
Theo Điều 3 nghị định số 39/2007/nđ-cp ban hành ngày 16/03/2007 thì các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh cóc do cá nhân hoạt động thương mại sau không cần đăng ký kinh doanh:
- Buôn bán hàng rong hay còn gọi là buôn bán dạo, không có địa điểm cố định thực hiện hoạt động mua, bán hoặc mua bán. Đồng thời bao gồm cả những người nhận sách báo, tạp chí, văn phòng phẩm từ các thương nhân được pháp kinh doanh để bán rong.
- Buôn bán vặt, các vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm kinh doanh cố định.
- Bán quà vặt như bánh, kẹo, đồ ăn, nước có hoặc không có địa điểm cố định.
- Buôn chuyển – Hoạt động mua hàng từ nơi này qua nơi khác bán cho những người mua buôn, mua lẻ.
- Thực hiện các dịch vụ nhỏ như đánh giày, bán vé số, sửa khóa, trông xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm kinh doanh cố định.
- Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
Như vậy mở quán cafe tuỳ vào quy mô cũng như hình thức hoạt động để xác định có cần mở đăng ký kinh doanh hay không. Đối với quán cafe cóc không có địa điểm cố định, quy mô nhỏ thì không cần đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên đối với các trường hợp cá nhân kinh doanh quán cafe có địa chỉ cố định và quy mô lớn sẽ phải đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp.
Những trường cá nhân kinh doanh cần phải đăng ký kinh doanh
- Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định những cá nhân hoạt động thương mại sau phải đăng ký kinh doanh:
- Thương nhân gồm tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật, cá nhân hoạt động thương mại có đăng ký kinh doanh.
- Thương nhân hoạt động thương mại trong các ngành nghề tại địa bàn, dưới hình thức và theo hình thức hợp pháp của pháp luật.
- Quyền hoạt động thương mại hợp pháp được bảo hộ của thương nhân.
- “ Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để đảm đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.” – Khoản 4 điều 6 Luật Thương mại 2005.
Căn cứ pháp lý đăng ký kinh doanh quán cafe
Căn cứ pháp lý đăng ký kinh doanh quán cafe cóc bao gồm :
- Luật thương mại 2005
- Nghị định 50/2016/nđ-cp
- Nghị định 39/2007/nđ-cp
Hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cafe
Như vậy theo Điều 3 nghị định số 39/2007 thì kinh doanh quán cafe bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cafe bao gồm :
- Đơn đăng ký theo mẫu đã quy định của Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi bạn đặt địa điểm kinh doanh.
- Bản sao CMND có xác thực công chứng của chủ kinh doanh và các thành viên (nếu có).
- Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh nếu có.
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh an toàn thực phẩm cho quán cafe
- Hiện nay kinh doanh quán cafe ngoài phải đăng ký kinh doanh thì chủ quán còn phải đăng ký kinh doanh an toàn thực phẩm để được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm do Chi cục ATVSTP hoặc cục ATVSTP hoặc UBND cấp quận/huyện cấp .
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán cà phê bao gồm :
- Giấy khám sức khỏe còn hiệu lực trong thời gian là 12 tháng và chứng minh thư nhân dân của các nhân sự tại địa điểm kinh doanh.
- Tờ khai theo mẫu của pháp luật “ Đề nghị sát hạch kiến thực vệ sinh an toàn thực phẩm”
- Bản sao có chứng thực các loại giấy tờ sau: Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành kinh doanh thực phẩm, Bản công bố chất lượng cafe, hoá đơn mua bán cafe kinh doanh, giấy chứng nhận sản xuất cafe.
- Bản vẽ thiết kế mặt bằng xung quanh và mặt bằng cơ sở kinh doanh.
- Sơ đồ quy trình sản xuất, phân phối cafe.
- Bản thuyết minh cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ sử dụng trong cơ sở kinh doanh.
- Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ kinh doanh và người quản lý
- Văn bản xác nhận của chủ kinh doanh, người quản lý trực tiếp cơ sở kinh doanh.
- Đầy đủ các hợp đồng, hoá đơn, giấy tờ công bố hoặc chứng minh chất lượng của các nguyên vật liệu sử dụng tại quán.
Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra, thẩm định tại địa điểm kinh doanh. Nếu cơ sở kinh doanh đáp ứng các quy định về sinh an toàn thực phẩm quán cafe thì sẽ tiến hành cấp giấy phép. Nếu cơ sở chưa hoàn thiện điều kiện sẽ được hướng dẫn khắc phục để bộ phận Y Tế kiểm tra lại.
Thủ tục xin giấy phép quán cafe
Thủ tục xin giấy phép cho quán cafe có địa chỉ cố định và phải thực hiện đăng ký kinh doanh thì sẽ được diễn ra như sau :
Bước 1: Gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh tới Phòng kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố đang đặt địa điểm kinh doanh và tiến hành nộp lệ phí theo quy định.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phê duyệt hồ sơ trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ cần bổ sung, sửa đổi thì cơ quan nhà nước sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ kinh doanh.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước.
Không đăng ký kinh doanh có bị phạt không?
Các quán cafe cần phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nếu hoạt động không đăng ký kinh doanh thì sẽ bị xử phạt theo quy Khoản 3, Điều 6, Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả bạn sẽ bị xử phạt hành chính.
Theo đó các chủ kinh doanh sẽ nhận mức xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;”
Như vậy tùy theo mức độ vi phạm của cơ sở kinh doanh, cơ quan nhà nước ( công an phường xã) sẽ tiến hành xử phạt tiền với những quán cafe hoạt động không có giấy phép đăng ký kinh doanh.
Dịch vụ xin giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty chúng tôi
Hoạt động kinh doanh phải có giấy phép đã được pháp luật quy định rõ ràng vì thế mỗi cá nhân, cơ sở kinh doanh cần phải tuân thủ. Hiện nay vấn đề xin giấy phép đăng ký kinh doanh đối với 1 số cơ sở là rất khó khăn, bởi việc chuẩn bị các giấy tờ cũng như điều kiện để tiến hành đăng ký rất mất thời gian, công sức, tiền bạc và gặp nhiều vướng mắc.
Vì vậy để hỗ trợ các chủ quán cafe vấn đề này, chúng tôi cung cấp dịch vụ làm giấy phép kinh doanh quán cafe cóc, dịch vụ đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ từ a đến z tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian và chính xác nhất.
Liên hệ ngay cho chúng tôi nếu bạn muốn được tư vấn, giải đáp, và hỗ trợ thực hiện các vấn đề pháp lý liên quan đến giấy phép quán cafe cóc, mở quán cà phê cóc, kinh doanh quán cà phê cóc, mô hình bán cà phê vỉa hè, và đăng ký kinh doanh quán cafe nhé !