Trên hành trình bước vào thị trường kinh doanh, không ít doanh nghiệp gặp rủi ro hoặc vì một số lý do khác nên phải quyết định giải thể. Trước khi rút khỏi thị trường, các doanh nghiệp cần phải thực hiện một số thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Và đối với công ty TNHH cũng vậy, doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện thủ tục giải thể công ty TNHH. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin pháp lý 2023 liên quan đến thủ tục giải thể công ty TNHH.
Trường hợp giải thể công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên
Theo quy định tại Điều 207 của Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên trở lên thuộc các trường hợp sau được phép giải thể doanh nghiệp:
Doanh nghiệp đã kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ công ty và không có thêm bất kỳ quyết định nào gia hạn thêm
Căn cứ theo quyết định và nghị quyết của Hội đồng thành viên (đối với công ty Hợp danh), của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH), của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần), của chủ doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân)
Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngoài trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có thêm quy định khác
Công ty không đủ số lượng nhân sự tối thiểu theo quy định của pháp luật trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm bất kỳ thủ tục nào liên quan đến việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp đã thanh toán hết các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản có liên quan. Không nằm trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Những đối tượng quản lý hoặc có liên quan được quy định tại Điểm d, Khoản 1 của Điều này cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp theo quy định.
Hồ sơ giải thể công ty TNHH
Các doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục giải thể công ty TNHH 1 thành viên hoặc thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên cần chuẩn bị hồ sơ, bao gồm:
- Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
- Tài liệu hoặc danh sách chủ nợ cũng như số nợ mà doanh nghiệp đã thanh toán đầy đủ, cụ thể gồm các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội (nếu có)
- Văn bản hoặc giấy tờ xác nhận của ngân hàng – nơi doanh nghiệp mở tài khoản về việc đã tất toán tài khoản (đối với trường hợp chưa mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp cần có tài liệu cam kết chưa mở tài khoản ngân hàng và không có bất kỳ khoản nợ nào tại một ngân hàng hoặc tổ chức cá nhân nào đó)
- Danh sách thống kê những người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có)
- Giấy chứng nhận về việc doanh nghiệp đã nộp hoặc hủy con dấu theo quy định được cơ quan công an xác nhận, ngoại trừ trường hợp chưa khắc dấu thì cần có văn bản xác minh của cơ quan công an)
- Thông báo của cơ quan thuế về việc đóng mã số thuế của doanh nghiệp
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Tờ khai thông tin của người nộp hồ sơ theo đúng quy định
Thủ tục giải thể công ty TNHH
Để thực hiện thủ tục giải thể công ty TNHH 1 thành viên hoặc thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên, các doanh nghiệp cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Thông qua quyết định giải thể của công ty TNHH
Công việc đầu tiên trong chuỗi thủ tục giải thể công ty TNHH là tổ chức cuộc họp bàn luận và thông qua quyết định giải thể công ty. Qua đó, quyết định giải thể phải được thông qua chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên, bởi Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Cuộc hội bàn về việc giải thể phải được sự đồng ý và thống nhất của các thành viên về các thông tin liên quan đến lý do giải thể, thủ tục thanh lý hợp đồng, thời hạn, thanh toán các khoản nợ, phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động hoặc thành lập tổ thanh lý tài sản.
Do vậy, quyết định giải thể của doanh nghiệp các bao gồm các nội dung chính sau:
- Tên doanh nghiệp
- Địa chỉ trụ sở chính của công ty
- Lý do giải thể doanh nghiệp
- Đề xuất phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động
- Họ tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Thời hạn và thủ tục thanh lý các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể công ty TNHH
Doanh nghiệp sẽ là đơn vị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, ngoài trừ trường hợp quy định về việc thành lập tổ chức thanh lý riêng tại Điều lệ của công ty.
Bước 2: Gửi nghị quyết đến cơ quan thuế và các tổ chức liên quan
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp cần tiến hành gửi nghị quyết này đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ cũng như lợi ích liên quan. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thông báo đến người lao động và niêm yết thông tin công khai tại trụ sở chính, các chi nhánh của công ty.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đăng tải quyết định giải thể công ty TNHH của mình lên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và niêm yết công khai tại trụ sở chính, các chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty
Bước 3: Thực hiện thanh toán các khoản nợ
Trước khi chính thức giải thể, doanh nghiệp cần tiến hành thanh toán đầy đủ các khoản nợ. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 201, doanh nghiệp cần thanh toán các khoản nợ theo thứ tự như sau:
Đầu tiên, doanh nghiệp cần thanh toán các khoản nợ lương, nợ trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, các quyền lợi khác liên quan đến người lao động theo như thỏa thuận lao động tập thể và hợp đồng lao động đã đã ký trước đó.
Các khoản nợ thuế
Các khoản nợ khác có liên quan đến doanh nghiệp
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, cần tiến hành gửi đề nghị giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Trả con dấu pháp nhân và giấy chứng nhận mẫu dấu
Sau khi hoàn thành các khoản nợ cần thanh toán, doanh nghiệp có trách nhiệm trả lại con dấu, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu (nếu có) cho cơ quan công an theo quy định của pháp luật. Sau khi thẩm định và kiểm tra, cơ quan công an sẽ cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu cho doanh nghiệp.
Bước 5: Nộp hồ sơ giải thể công ty TNHH
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, hoàn thiện hồ sơ giải thể công ty TNHH 1 thành viên hoặc hồ sơ giải thể công ty TNHH 2 thành viên và nộp đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi thanh toán hết các khoản nợ có liên quan đến doanh nghiệp.
Bước 6: Kết quả giải thể công ty TNHH
Theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, sau thời gian 180 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải thể, nếu không nhận được ý kiến hoặc phản hồi nào bằng văn bản của các bên có liên quan hoặc sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể công ty TNHH, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tình trạng pháp lý giải thể của doanh nghiệp lên cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp
Dịch vụ tư vấn Giải thể doanh nghiệp trọn gói của chúng tôi
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành cùng đội ngũ luật sư chuyên môn cao, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ các doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể công ty TNHH theo quy định của pháp luật 2021. Quy trình nhanh chóng, đầy đủ, chính xác và hiệu quả là phong cách làm việc của chúng tôi với mong muốn bảo vệ và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục giải thể công ty TNHH theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bạn có nhu cầu giải thể doanh nghiệp hoặc cần tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại Hotlibe để được đội ngũ luật sư giải đáp nhanh nhất!