Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm rượu sản xuất trong nước

Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm rượu sản xuất trong nước được thực hiện như thế nào?

Kinh doanh rượu được liệt kê tại Phụ lục IV Luật đầu tư 2020, là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. 

Sản phẩm rượu phải được thực hiện thủ tục đăng ký bản tự công bố sản phẩm theo các quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Thứ nhất, hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm rượu sản xuất trong nước bao gồm:

(Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP)

  • Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);

Đối với sản phẩm rượu, cần có giấy chứng nhận rượu hợp quy được thực hiện theo QCVN 6-3:2010

  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Thứ hai, trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm rượu nhập 

Căn cứ Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định sau đây:

  • Nộp đến Bộ Y tế đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
  • Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan thì doanh nghiệp có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến chỉ Bộ Y tế hoặc loại thực phẩm thuộc cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan đó.

Như vậy, sản phẩm rượu sẽ do Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Thủ tục công bố sản phẩm rượu được thực hiện như thế nào?

Thời hạn thẩm định hồ sơ: trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm; 3-5 ngày làm việc để hoàn tất bản công bố sản phẩm. 

Cơ quan tiếp nhận hồ có trách nhiệm cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp).

Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.

Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.

Kết quả: Tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân được thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.

Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy do Cục An toàn thực phẩm cấp có giá trị trong vòng 03 năm, hết thời hạn 03 năm, bạn phải thực hiện lại việc đăng ký bản công bố hợp quy theo quy định của pháp luật.

Phí và lệ phí: 500.000 đồng/lần/sản phẩm (theo quy định tại thông tư 67/2021/TT-BTC.

Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm rượu nhập khẩu

Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon