Trả lời:
Khoản 1 Điều 64 Luật đầu tư 2020 quy định các trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực cụ thể như sau:
Theo quy định trên thì các trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực có thể chia làm hai trường hợp:
* Thứ nhất, những trường hợp chấm dứt tự nguyện: Đây là những trường hợp mà dự án đầu tư chấm dứt do nguyên nhân chủ quan đến từ phía nhà đầu tư:
– Nhà đầu tư tự đưa ra quyết định chấm dứt hoạt động của dự án. Đây là trường hợp nhà đầu tư dựa trên tình hình kinh doanh, các phương án đầu tư trong tương lai, khả năng cân đối ngoại tệ.. của mình để đưa ra quyết định.
– Hết hạn hợp đồng của dự án đầu tư. Đây là trường hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của nước ngoài mà dự án nhà đầu tư đang thực hiện chỉ có thời hạn hoạt động nhất định. Nếu hết thời hạn này mà nhà đầu tư không tiếp tục gia hạn hoặc xin được giấy phép để tiếp tục đầu tư thì đương nhiên dự án sẽ chấm dứt hoạt động.
– Dự án chấm dứt theo các điều kiện được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp. Đây là trường hợp chấm dứt dự án theo thỏa thuận của các bên trong dự án được ghi nhận trong hợp đồng cụ thể hoặc điều lệ doanh nghiệp.
– Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài đây là trường hợp nhà đầu tư tự mình không muốn tiếp tục thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài nữa. Khi đó nhà đầu tư có quyền tự do chuyển nhượng vốn đầu tư hoặc cả dự án đầu tư cho chủ đầu tư khác. Việc chuyển nhượng này phải đảm bảo không trái với các quy định của pháp luật có liên quan của Việt Nam và của nước tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra, trước khi thực hiện việc chấm dứt dự án và chuyển toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư phải không báo với ngân hàng nhà nước Việt Nam.
* Thứ hai, những trường hợp chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bắt buộc: Đây là những trường hợp mà nhà đầu tư dù không mong muốn vẫn bị buộc phải chấm dứt hoạt động đầu tư của dự án. Tùy thuộc vào lý do bị chấm dứt mà nhà đầu tư buộc phải dừng dự án đầu tư hoặc tiến hành khắc phục các điều kiện để dự án được tiếp tục thực hiện. Cụ thể bao gồm:
– Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư;
– Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
– Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.
Sau khi hoàn thành các thủ tục trên, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài sẽ chính thức chấm dứt hiệu lực, và dự án đầu tư được coi là đã hoàn thành hoặc dừng hoạt động theo quy định.