Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư là một trong những thủ tục rườm rà khiến không ít nhà đầu tư trở nên quan ngại và chần chừ trước khi đầu tư vào dự án hay thành lập công ty. Nhiều nhà đầu tư không biết nên bắt đầu quy trình từ đâu và tại sao lại cần xin cấp giấy chứng nhận này. Hãy cùng công ty chúng tôi giải đáp những câu hỏi này như sau.
Khái niệm giấy chứng nhận đầu tư
Khoản 6 Điều 3 Luật đầu tư đã đưa ra khái niệm, trong đó “Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư”.
Theo Luật đầu tư năm 2020 (bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2021) một dự án thực tế cần phải tiến hành các thủ tục đầu tư trong đó gồm quyết định chủ trương đầu tư và xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tùy vào dự án, mà có thể làm 1 trong 2 thủ tục kể trên hoặc bắt buộc phải thực hiện cả 2 thủ tục.
Giấy chứng nhận đầu tư là giấy phép hoạt động được cơ quan thẩm quyền cấp và áp dụng với tổ chức, cá nhân, phần lớn giấy phép này cần có ở các nhà đầu tư nước ngoài.
Lưu ý trước khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
Các loại hình dự án đầu tư khác nhau sẽ có trình tự và thủ tục khác nhau trong quy trình xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên điểm chung của các thủ tục này là các doanh nghiệp đều cần phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Lưu ý hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư
- Các văn bản và mẫu báo cáo gửi cơ quan thẩm quyền được viết bằng tiếng VIệt, trường hợp văn bản là tiếng nước ngoài cần có bản dịch hợp lệ đi kèm. Các văn bản này đều cần có công chứng xác thực.
- Trong trường hợp tài liệu, văn bản trong hồ sơ đăng ký đầu tư được viết bằng ngôn ngữ nước ngoài thì bản dịch tiếng Việt hợp lệ sẽ được sử dụng để thực hiện các thủ tục đầu tư sau đó.
- Giữa văn bản tiếng nước ngoài và văn bản dịch, giữa bản sao và bản chính không được có sự khác biệt về nội dung. Nếu sai phạm, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Các dự án không được cấp giấy chứng nhận đầu tự
Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân khi xin cấp giấy chứng nhận đầu tư cần phải đảm bảo tuân theo các quy định pháp luật về dự án đầu tư minh bạch, không thuộc các ngành nghề bị cấm kinh doanh.
Theo điều 6 trong Luật Đầu Tư có liệt kê chi tiết các dự án kinh doanh bị cấm gồm:
Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ”
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư
Tùy theo loại hình dự án đầu tư mà các nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ tại các cơ quan đăng ký khác nhau.
Nộp tại sở kế hoạch và đầu tư với các dự án:
“ Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.”
Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế
“ Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.”
Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành
– “Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
– Cơ quan quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này là cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương đã cấp cho nhà đầu tư trước thời điểm Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành.”
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
Tùy vào các loại hình dự án đầu tư, mà các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cũng khác nhau.
Dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư:
- Văn bản quyết định thực hiện dự án
- Bản sao có chứng thực CMND/ CCCD/ Hộ Chiếu với nhà đầu tư là cá nhân, bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với nhà đầu tư là tổ chức.
- Bản đề xuất kế hoạch dự án bao gồm: Mục tiêu, quy mô đầu tư, tên nhà đầu tư, các phương thức huy động vốn, tiến độ, lao động, các ưu đãi đầu tư và phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đó.
- Bản sao báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất, trong đó phải đảm bảo được cam kết tài chính từ công ty mẹ, các tổ chức tài chính…
- Các văn bản chứng minh quyền sử dụng đất, cho thuê địa điểm kinh doanh, trụ sở…
Đối với các dự án thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao thì cần phải có tài liệu giải trình về công nghệ, xuất xứ, các thông số kỹ thuật.
Dự án theo hình thức hợp đồng BCC cần gửi kèm hợp đồng BCC.
Quy trình xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
Bước 1: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ lên cơ quan thẩm quyền.
Bước 2: Thời gian chờ đợi các thủ tục hành chính trong đó:
– Trong 03 ngày đầu tiên kể từ khi nhận hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan tiếp nhận đăng ký sẽ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước nếu có. Và trong thời hạn 05 ngày, cơ quan quản lý đất đai, quản lý quy hoặc sẽ có tác dụng phải cung cấp đủ các thông tin cần thiết để làm cơ sở thẩm định sau khi nhận được yêu cầu tư cơ quan thẩm quyền (cơ quan tiếp nhận đăng ký đầu tư)
– Cơ quan quản lý về đất đai chịu trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ; cơ quan quản lý về quy hoạch cung cấp thông tin quy hoạch để làm cơ sở thẩm định theo quy định tại Điều này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan đăng ký đầu tư.
– Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ lập và gửi báo cáo thẩm định lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Sau đó Ủy Ban Nhân dân cấp tỉnh sẽ có quyết định về chủ trương đầu tư hoặc từ chối dự án, nếu từ chối sẽ có văn bản nêu rõ lý do. Kết quả này sẽ được thông báo sau 07 ngày kể từ khi Ủy Ban Nhân dân tiếp nhận hồ sơ.
Vậy tức là trong khoảng thời hạn 35 ngày kể từ khi gửi hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ có thông báo kết quả cho nhà đầu tư.
– Trường hợp nhà đầu tư nhận kết quả hồ sơ hợp lệ và được cho phép cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp giấy trong thời hạn 15 ngày.
Dự án thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh sẽ tương đương với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư đã nêu ở trên.
Số lượng hồ sơ cần chuẩn bị là 04 bộ.
Quy trình xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
Bước 1: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ lên cơ quan thẩm quyền (cơ quan tiếp nhận đăng ký đầu tư).
Bước 2: Thời gian chờ đợi các thủ tục hành chính trong đó:
Trong thời hạn 25 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ gửi báo cáo xin ý kiến thẩm định của Ủy Ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong đó các vấn đề thẩm định sẽ liên quan chủ yếu đến các vấn đề nhu cầu, điều kiện giao đất, mục đích sử dụng đất hay chuyển đổi mục đích sử dụng, các điều kiện đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài, các ưu đãi đầu tư, công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư…
Trong thời hạn 07 ngày kể từ khi nhận báo cáo thẩm định từ cơ quan đăng ký đầu tư UBND cấp tỉnh sẽ xem xét và đưa ra quyết định chủ trương đầu tư.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận quyết định của UBND cấp tỉnh, cơ quan thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư
Nhà đầu tư cần chuẩn bị đầy đủ 08 bộ hồ sơ đăng ký theo khoản 1 điều 34 của Luật Đầu Tư. Trong đó các tài liệu, văn bản cần có gồm:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư
- Báo cáo về tình trạng, tiến độ của dự án đầu tư cho đến thời điểm hiện tại
- Văn bản quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh lại dự án
- Các giấy tờ, tài liệu giải trình liên quan đến nội dung điều chỉnh theo quy định nếu có trường hợp phát sinh khác.
Thời hạn chờ kết quả
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ của nhà đầu đầu tư/tổ chức đó, cơ quan có thẩm quyền này sẽ gửi 02 bộ hồ sơ đến Bộ kế hoạch và đầu tư và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác để lấy ý kiến tham vấn.
– Trong 15 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, các cơ quan có thẩm quyền về nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình sẽ gửi lại ý kiến phản hồi tới cơ quan đăng ký đầu tư và Bộ kế hoạch đầu tư.
– Trong thời hạn 25 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký sẽ gửi lên UBND để giải trình và xem xét. có ý kiến gửi Bộ đầu tư nội dung về các vấn đề liên quan đến điều kiện sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, các dự án liên quan đến cho thuê, giao đất, tái định cư hay giải phóng mặt bàn, di dân, các nội dung khác thuộc vấn đề UBND cấp tỉnh giải quyết nếu có…
– Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của UBND cấp tỉnh, Bộ kế hoạch và Đầu tư sẽ lập báo cáo thẩm định trình thủ tướng chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
– Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo thẩm định của Bộ kế hoạch và đầu tư thủ tướng chính phủ sẽ có văn bản quyết định gửi cho Bộ kế hoạch và đầu tư, UBND cấp tỉnh và Cơ quan đăng ký đầu tư.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
Lưu ý:
Trong trường hợp dự án đầu tư quy mô > 5000 tỷ đồng, Cơ quan tiếp nhận đăng ký đầu tư cần gửi lên Bộ kế hoạch và đầu tư với các cơ quan thẩm quyền liên quan để được thẩm định và thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận.
Tư vấn xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Công ty Luật TNHH CTMLegal
Qua những nhận định và phân tich trên của công ty chúng tôi, chắc hẳn bạn đọc đã thấy được sự phức tạp và khó khăn đồng thời là thời gian chờ đợi hoàn thiện thủ tục Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư có khả năng kéo dài trong nhiều tháng phụ thuộc rất nhiều vào việc nhà đầu tư có cung cấp và chuẩn bị đầu đủ các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ, cũng như thực hiện đúng và trình tự các quy trình chính xác, chuyên nghiệp hay không. Để đảm bảo quá trình này diễn ra thông suốt và nhanh gọn, các nhà đầu tư nên có những cân nhắc, tham khảo và quyết định lựa chọn đơn vị về luật uy tín để có thể giải quyết nhanh gọn và tiết kiệm thời gian nhất.
Công ty chúng tôi hân hạnh trở thành đối tác đồng hành cùng quý khách trong quá trình hoàn tất các thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Xem thêm: Các bước quan trọng khi lập dự án đầu tư