Thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh được thực hiện như thế nào?

Địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh một nhóm ngành cụ thể trong số ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ. Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;

Doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh thì không bắt buộc phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh mà chỉ cần gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. 

Thủ tục thông báo địa điểm kinh doanh được quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Trình tự Thông báo lập địa điểm kinh doanh:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh

Hình thức nộp: trực tiếp, qua bưu chính hoặc trực tuyến trên cổng thông tin.

Thời hạn làm việc: Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Kết quả: Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp được cấp mã số địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh. (Khoản 6 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

Thành phần hồ sơ Lập địa điểm kinh doanh:

  • Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục II-7 đính kèm Thông tư 01/2021/TT-BKHCN;
  • Bản sao giấy tờ cá nhân của người có thẩm quyền ký
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Giấy uỷ quyền (nếu uỷ quyền cho người khác nộp hồ sơ)
  • Bản sao giấy tờ của người được uỷ quyền.

Thẩm quyền ký: Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

Lưu ý quan trọng khi lập địa điểm kinh doanh

Tên địa điểm kinh doanh: Phải bao gồm tên doanh nghiệp và cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.
Ví dụ: “Địa điểm kinh doanh Công ty ABC”.
Địa chỉ: Phải chính xác, không nằm trong khu vực cấm kinh doanh hoặc địa điểm không được cấp phép.
Nếu địa điểm kinh doanh nằm ở tỉnh/thành phố khác với trụ sở chính, cần thông báo tới Cục Thuế nơi địa điểm kinh doanh hoạt động.

Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh  

Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon