Trả lời:
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài luôn được khuyến khích nhằm mục đích khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội cho đất nước. Tuy nhiên không phải tất cả các ngành nghề đều được phép đầu tư ra nước ngoài. Pháp luật đầu tư có quy định cụ thể các ngành, nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một số ngành nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài nhằm đảm bảo an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia. Cụ thể như sau:
Theo Điều 53 Luật đầu tư 2020 quy định về các ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài như sau:
“1. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan.
- Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
- Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.”
Luật Đầu tư 2020 lần đầu quy định cụ thể về các ngành, nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài, bao gồm: ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật đầu tư và các điều ước quốc tế có liên quan; ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương; ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Cụ thể, Khoản 1 Điều 6 Luật đầu tư 2020 quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh bao gồm:
– Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật
này;
– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai
thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các
loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động
vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự
nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
– Kinh doanh mại dâm;
– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
– Kinh doanh pháo nổ;
– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Bên cạnh đó, mỗi quốc gia sẽ có quy định cụ thể về các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh. Tùy thuộc vào nước tiếp nhận đầu tư mà nhà đầu tư dự định đầu tư mà cần tuân thủ những quy định cụ thể. Việc quy định các ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài vừa hướng đến việc tuân thủ nguyên tắc đầu tư nói chung vừa đảm bảo chống lại các hoạt động đầu tư gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế – văn hoá – xã hội cũng như các hiệp ước Việt Nam tham gia ký kết, là thành viên vừa đảm bảo tính linh hoạt của pháp luật.
Những ngành nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản văn hóa và lợi ích quốc gia khác. Các nhà đầu tư cần nắm rõ các quy định này để tránh vi phạm pháp luật và đảm bảo hoạt động đầu tư diễn ra an toàn và hiệu quả.
Các hình thức đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành