Cổ đông thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông qua các phương thức nào?

Cổ đông thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông qua các phương thức nào?

Trả lời:

Cổ đông có quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông để trực tiếp tham gia vào các quyết định quan trọng của công ty cổ phần. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông là nơi tiến hành thảo luận và biểu quyết các vấn đề quan trọng của Công ty. Vậy cách thức để các Cổ đông thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được quy định thế nào? Khoản 1 Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về việc thực hiện quyền dự họp của Đại hội đồng cổ đông như sau:

“Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức khác dự họp hoặc dự họp thông qua một trong các hình thức quy định tại khoản 3 Điều này. “

Cách thức mời họp Đại hội đồng cổ đông

Theo đó, cổ đông cá nhân, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức có thể tham gia dự họp bằng cách:

– Trực tiếp

– Ủy quyền bằng văn bản cho một số cá nhân, tổ chức khác dự họp. Trường hợp này cổ đông là cá nhân, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức không thể trực tiếp tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thì có thể ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự thay. Các cá nhân, tổ chức tham dự thay phải có văn bản ủy quyền của các cổ đông kể trên và phải xuất trình văn bản khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp để xác nhận lại tư cách. Văn bản ủy quyền phải tuân thủ các quy định của pháp luật dân sự về hình thức và nội dung phải rõ ràng tên cá nhân, tổ chức được ủy quyền, số lượng cổ phần được ủy quyền.

– Dự họp thông quan một trong các hình thức theo quy định tại khoản 3 Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể, Khoản 3 Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:

+ Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;

+ Ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;

+ Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;

+ Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử;

+ Gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ công ty.

Như vậy, cổ đông là cá nhân, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức có quyền tham gia dự họp có thể trực tiếp tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc gián tiếp ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức khác thay mình dự họp. Nếu không thể đến địa điểm tổ chức cuộc họp, cổ đông có thể tham gia thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác. Bên cạnh đó, pháp luật cũng cho phép các cổ đông được gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, fax, thư điện tử hoặc các hình thức khác theo quy định của Điều lệ công ty.

Cổ đông có nhiều phương thức để thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, từ tham dự trực tiếp, ủy quyền, tham dự qua hội nghị trực tuyến, gửi phiếu biểu quyết trước cho đến các phương thức khác được quy định trong điều lệ công ty. Việc đa dạng hóa các phương thức này giúp đảm bảo sự tham gia đầy đủ của cổ đông và nâng cao tính minh bạch, công bằng trong các quyết định của công ty.

Chủ thể nào có quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông?

Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon