Quyền được cung cấp thông tin của thành viên Hội đồng quản trị được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 của Việt Nam, quyền được cung cấp thông tin của thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) được quy định rõ ràng nhằm đảm bảo sự minh bạch, công bằng và hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp.
Hội đồng quản trị là cơ quản quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Để đảm bảo việc quản lý thông tin được diễn ra hiệu quả, thành viên Hội đồng quản trị phải nắm được các thông tin, tài liệu nội bộ cần thiết để quản lý doanh nghiệp. Theo Khoản 1 Điều 159 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền được cung cấp thông tin của thành viên Hội đồng quản trị như sau:
“1. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, người quản lý khác trong công ty cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và của đơn vị trong công ty.”
Theo đó, thành viên Hội đồng quản trị chỉ có quyền yêu cầu cung cấp thông tin từ cấp dưới mà không có quyền yêu cầu Đại hội đồng cổ đông cung cấp thông tin. Các nhân sự quản lý cấp Giám đốc như Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, người quản lý khác trong công ty cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và của đơn vị trong công ty.
Bên cạnh quyền được yêu cầu cung cấp thông tin của thành viên Hội đồng quản trị, pháp luật cũng đặt ra nghĩa vụ thực hiện quyền đối với các cấp quản lý. Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 159 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“2. Người quản lý được yêu cầu phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên Hội đồng quản trị. Trình tự, thủ tục yêu cầu và cung cấp thông tin do Điều lệ công ty quy định.”
Theo đó, tương tự như Hội đồng quản trị, người quản lý chỉ được yêu cầu cung cấp thông tin tin từ cấp dưới mà không có quyền yêu cầu Đại hội đồng cổ đông cung cấp thông tin. Các nhân sự quản lý cấp Giám đốc như Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, người quản lý khác trong công ty cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và của đơn vị trong công ty.
Trong công ty cổ phần, Hội đồng thành viên có thẩm quyền về quản trị nội bộ như bầu, miễn nhiệm, ký kết, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định, giám sát, chỉ đạo cấp Giám đốc trong hoạt động kinh doanh thường ngày; thẩm quyền liên quan đến cổ phần và mức cổ tức; và thẩm quyền quyết định các hoạt động kinh doanh như thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Như vậy, việc quy định rõ ràng quyền được cung cấp thông tin giúp cho thành viên của Hội đồng thành viên có thể dễ dàng tiếp cận được với những thông tin cần thiết để kiểm soát, kịp thời ngăn chặn những hành vi giao dịch tư lợi, quản lý hoạt động công ty.
Quyền được cung cấp thông tin của thành viên HĐQT là một quyền quan trọng, giúp đảm bảo sự minh bạch và hiệu quả trong quản lý và điều hành công ty. Việc thực hiện đúng các quy định pháp luật về cung cấp thông tin sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích cho các cổ đông và các bên liên quan.
Xem thêm: Hội đồng quản trị công ty cổ phần là gì? Tại đây