Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020

Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
Trả lời:
Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần tổ chức quản lý và hoạt động theo mô hình sau đây:

co-cau-to-chuc-cua-cong-ty-co-phan

Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định cụ thể về trường hợp Công ty cổ phần không bắt buộc phải có Ban kiểm soát bao gồm:
– Công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần; hoặc
– Công ty cổ phần có ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập (đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020) và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị.

1. Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông thực hiện việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên.
Ngoài ra, Đại hội đồng cổ đông còn thực hiện Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần; đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại… và các quyền và nghĩa vụ khác được quy định cụ thể tại Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020.

2. Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị có quyền quyết định các vấn đề quan trọng như: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty… và các quyền, nghĩa vụ khác được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020.

3. Giám đốc/Tổng giám đốc

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Giám đốc/Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ như Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;… và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại khoản 3 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020.

4. Ban kiểm soát

Ban kiểm soát có chức năng giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên, nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 5 năm và Kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Tìm hiểu: Thủ tục thành lập công ty cổ phần tại đây
Cơ cấu tổ chức và quản lý của CtyCP theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 được phân chia rõ ràng và có sự phân cấp rõ ràng giữa các cấp độ quản lý, từ cơ quan cao nhất là HĐQT đến các cơ quan thực hiện nhiệm vụ cụ thể như BGĐ, BKS và các Ban chuyên môn. Điều này giúp đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch trong quản lý hoạt động của CtyCP.
Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon