Rượu là một trong những loại đồ uống có cồn được sử dụng nhiều tại nước ta cũng như trên toàn thế giới. Tuy nhiên rượu cũng gây ra những mặt trái về sức khỏe cũng như tệ nạn xã hội,… Vì vậy để có thể hạn chế mức độ nguy hiểm của loại đồ uống này, pháp luật Việt Nam đã có quy định cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hiện nay trên thị trường muốn bán lẻ rượu phải có giấy phép đăng ký kinh doanh bán lẻ rượu.
Kinh doanh bán lẻ rượu
Thế nào là kinh doanh bán rượu lẻ?
- Kinh doanh bán lẻ rượu là hoạt động kinh doanh rượu ( đồ uống có cồn thực phẩm được sản xuất từ ngũ cốc, hoa quả, dịch đường hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm) của thương nhân nhập hàng hóa là rượu từ những nhà sản xuất rượu và cung cấp cho những khách hàng thứ cấp.
- Kinh doanh bán lẻ rượu cũng là hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện, vì vậy theo khoản 18 điều 16 Nghị định 17/2020 thì các cá nhân, tổ chức phải đăng ký tại Phòng Kinh tế hoặc Phòng kinh tế và hạ tầng thuộc Uỷ Ban Nhân Dân cấp quận, huyện, thị xã nơi đặt địa điểm kinh doanh. Thủ tục đăng ký xin giấy phép bán lẻ rượu này áp dụng cho việc kinh doanh các sản phẩm rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên.
- Đối với các sản phẩm rượu có độ cồn dưới 5,5 độ, theo quy định tại Khoản 23 Điều 16 Nghị định số 17/2020 thì để kinh doanh, mua bán các sản phẩm rượu này, tổ chức, doanh nghiệp phải được thành lập theo quy định của pháp luật, tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và thực hiện việc đăng ký với Phòng kinh tế hoặc Phòng kinh tế và Hạ tầng thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh bán lẻ rượu trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Điều kiện xin giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu
Điều kiện xin giấy phép bán lẻ rượu được quy định tại Điều 13 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Có địa điểm kinh doanh cố định, rõ ràng và hợp pháp được pháp luật công nhận.
- Có 1 trong 2 loại giấy tờ sau: văn bản giới thiệu / hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
- Rượu phải bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức kinh doanh phải bảo đảm tuân thủ quy định về điều kiện phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường tại cơ sở kinh doanh.
Căn cứ pháp lý
Căn cứ pháp lý của hoạt động kinh doanh bán lẻ rượu :
- Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu
- Nghị định 17 /2020/NĐ-CP về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ công thương
Quy trình xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu.
- Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu theo mẫu tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP .
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh có chứng thực
- Bản sao hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng đối với cơ sở địa điểm bán lẻ của mình là hợp pháp.
- Bản sao hợp đồng nguyên tắc hoặc văn bản giới thiệu của thương nhân sản xuất rượu, phân phối hoặc buôn bán rượu
- Bản sao giấy xác nhận công bố hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy các sản phẩm rượu kinh doanh theo quy định an toàn thực phẩm.
- Bản cam kết từ thương nhân về nội dung bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường tại địa điểm bán lẻ theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh bán lẻ rượu
Theo điều 18 nghị định 105/2017/NĐ-CP thì quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh bán lẻ rượu bao gồm:
- Được quyền mua, bán rượu các loại có nguồn gốc hợp pháp.
- Được quyền niêm yết bản sao có chứng thực giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu do cơ quan nhà nước cấp tại địa điểm bán rượu.
- Được mua bán rượu theo nội dung trên giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu được cấp.
Thủ tục xin giấy phép bán lẻ rượu được thực hiện như sau:
Bước 1: Đăng ký thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoặc hợp tác xã với ngành nghề kinh doanh là rượu và mã ngành là 4633, 4723.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép bán lẻ rượu bao gồm:
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy bán lẻ rượu theo mẫu đã được pháp luật quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
- Bản sao hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
- Bản sao hợp đồng thuê, mượn hoặc các tài liệu khác chứng minh đường quyền sử dụng của mình đối với cơ sở, địa điểm bán lẻ.
- Bản sao 1 trong 2 loại giấy tờ về thương nhân sản xuất, phân phối, buôn bán rượu: Văn bản tự giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc.
- 1 trong 2 loại giấy tờ sau: Bản sao giấy tiếp nhận văn bản hợp quy / Bản sao giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của các sản phẩm.
- Bản cam kết về an toàn phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường do thương nhân tự lập.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy phép bán lẻ rượu trực tiếp hoặc trực tuyến tại phòng Kinh tế hoặc Phòng kinh tế và hạ tầng của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thị xã, quận nơi đặt cơ sở kinh doanh.
- Hồ sơ sẽ được kiểm tra, thẩm định và cấp giấy chứng nhận. Nếu hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung thì trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan nhà nước sẽ yêu cầu sửa đổi bằng văn bản.
Bước 4: Nộp phí và lệ phí
- Phí và lệ phí xin giấy phép bán lẻ rượu được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 168/2016/TT-BTC cụ thể :
- Mức phí thẩm định đối với chủ thể là doanh nghiệp tổ chức là 1,200.000 đồng/ điểm kinh doanh/ lần thẩm định, và đối với hộ kinh doanh và cá nhân là 400.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định.
- Lệ phí giấy phép bán lẻ rượu là 200.000 đồng/giấy/lần cấp.
Bước 5 : Nhận kết quả
Tổ chức cá nhân sẽ nhận được giấy phép bán lẻ rượu hợp lệ sau 10 ngày cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ.
Thời hạn giấy phép bán lẻ rượu
- Theo Điều 28 Nghị định 105/2017/NĐ-CP thì quy định giấy phép bán lẻ rượu có thời hạn hiệu lực trong vòng 5 năm.
- Trước 30 ngày hết hạn giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu thì tổ chức, doanh nghiệp phải làm hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép theo quy định của nhà nước nếu tiếp tục hoạt động.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu
Hiện nay có quan có thẩm quyền cấp giấy phép bán lẻ rượu là Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện.
Ngừng cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu khi nào ?
Theo quy định của pháp luật thì các cơ quan nhà nước ngừng cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu khi:
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh là giả mạo
- Không thực hiện đúng, đầy đủ các điều kiện theo quy định
- Chấm dứt hoạt động
- Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền
- Thương nhân không hoạt động trong 12 tháng liên tục dù đã được cấp giấy phép.
- Vì phạm các quy định của pháp luật về kinh doanh rượu.
- 7. Mẫu văn bản liên quan đến giấy phép bán lẻ rượu
Dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu
- Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép bán lẻ rượu, giấy phép bán lẻ bia rượu cho các thương nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
- Với kinh nghiệm làm việc nhiều năm cùng đội ngũ luật sư uy tín hiện nay, chúng tôi được biết đến là đơn vị tin cậy, trách nhiệm đối với tất cả các khách hàng. Đặc biệt với mức lệ phí hợp lý so với thị trường, hỗ trợ nhanh chóng, chính xác, chúng tôi đã và đang, hứa hẹn mang lại cho quý khách hàng một dịch vụ chất lượng, hiệu quả!
- Vì vậy các thương nhân có nhu cầu hỗ trợ, tư vấn, thực hiện các vấn đề pháp lý liên quan đến giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ !