Thủ tục thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa

Thủ tục thành lập trung bồi dưỡng văn hoá được thực hiện như thế nào?

Trung tâm bồi dưỡng văn hoá là gì? 

Bồi dưỡng là cung cấp, bổ trợ, rèn luyện để nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về một lĩnh vực nào đó. Văn hóa trong trường hợp này có thể hiểu là kiến thức trong các lĩnh vực được giáo dục trên ghế nhà trường.

Như vậy, bồi dưỡng văn hoá có thể hiểu là hoạt động cung cấp, bổ trợ thêm nhằm nâng cao kiến thức về các môn học văn hoá ngoài giờ học chính khoá. Nói cách khác, trung tâm bồi dưỡng văn hoá là trung tâm cung cấp dịch vụ dạy thêm.

Quy định về thủ tục thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hoá

Hiện nay, quy định về xin giấy phép hoạt động nếu muốn tổ chức dạy thêm, học thêm tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT đã được bãi bỏ. Do đó khi thực hiện thủ tục mở trung tâm dạy thêm, bạn không xin giấy phép hoạt động hay đề án thành lập, chỉ cần đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tương ứng với từng loại hình thành lập.

Theo đó, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020 được thực hiện như sau:

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:

  • Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Ngày nay, hầu hết hoạt động đăng ký doanh nghiệp được thực hiện qua mạng thông tin điện tử.

Quy định về việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

Về hồ sơ, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu theo quy định của Luật Doanh nghiệp, được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử và có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy. Hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ khác nhau tùy theo từng loại hình doanh nghiệp.

Khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn: 1) sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc 2) sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Tài khoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Cá nhân được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký để được cấp và việc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Thời hạn, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp. 

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. 

Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Lệ phí đăng ký kinh doanh:

  • Lệ phí và phí áp dụng với trường hợp đăng ký kinh doanh trực tiếp hoặc qua đường bưu điện bao gồm:
  • Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 Đồng
  • Phí công bố thông tin: 100.000 Đồng
  • Lệ phí và phí áp dụng với trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử: miễn.

Tư vấn giấy phép mở trung tâm ngoại ngữ

Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon