So sánh các loại hình công ty theo Luật Doanh Nghiệp 2020

So sánh các loại hình công ty theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020

Trả lời:

Luật Doanh nghiệp 2020 của Việt Nam quy định về các loại hình công ty một cách chi tiết và rõ ràng, bao gồm công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, và công ty hợp danh không hữu hình. Dưới đây là một so sánh giữa các loại hình công ty dựa trên quy định của Luật Doanh nghiệp 2020:

Có thể phân biệt các loại hình công ty qua các tiêu chí sau đây:

Tiêu chí Công ty TNHH 1 TV Công ty TNHH 2 TV trở lên Công ty hợp danh Công ty cổ phần
KN về loại hình công ty Điều 74 Luật doanh nghiệp 2020 Điều 46 Luật doanh nghiệp 2020 Điều 177 LDN 2020 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020
Về số lượng thành viên Chỉ có một thành viên góp vốn; Thành viên có thể là cá nhân hoặc pháp nhân Tối thiểu là 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên góp vốn; Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc pháp nhân Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung công ty, ngoài ra còn có TV góp vốn. 

Thành viên hợp danh phải là cá nhân;

Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

Tối thiểu ít nhất 03 cổ đông, không hạn chế số lượng cổ đông tối đa; Cổ đông có thể là cá nhân hoặc pháp nhân
Tư cách pháp lý Pháp nhân kể từ ngày.. Giấy chứng nhận đăng kí Doanh nghiệp Pháp nhân kể từ ngày.. Giấy chứng nhận đăng kí Doanh nghiệp Pháp nhân kể từ ngày.. Giấy chứng nhận đăng kí Doanh nghiệp  Pháp nhân kể từ ngày.. Giấy chứng nhận đăng kí Doanh nghiệp
Trách nhiệm nghĩa vụ tài sản của thành viên Chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp Thành viên hợp danh – chịu trách nhiệm vô hạn

Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phần vốn đã góp vào Doanh nghiệp

Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
Quyền phát hành chứng khoán Không được phát hành cổ phần

Được phát hành trái phiếu

Không được phát hành cổ phần

Được phát hành trái phiếu

Không có quyền phát hành chứng khoán Có quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn
Chuyển nhượng vốn Trong trường hợp chuyển đổi một phần vốn cho người khác thì phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên trở lên Chuyển nhượng cổ phần nội bộ trong công ty hoặc có thể chuyển cho người bên ngoài nếu các thành viên không đồng ý mua lại phần vốn góp. Trong trường hợp công ty chỉ có hai thành viên mà 1 người chuyển hết cho người còn lại thì phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH MTV Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.  Trong thời hạn 3 năm kể từ thời điểm thành lập doanh nghiệp, chỉ có thể chuyển nhượng cho các cổ đông sáng lập. Muốn chuyển nhượng cho người khác thì phải được các cổ đông sáng lập khác đồng ý

Trên đây là một so sánh tổng quát về các loại hình công ty dựa trên quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Việc lựa chọn loại hình công ty phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích kinh doanh, quy mô tài chính, và mức độ trách nhiệm mong muốn của các thành viên.

Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon