Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp, việc nộp đơn đầu tiên đóng vai trò quan trọng, quyết định việc bảo hộ và giữ vững quyền lợi của chủ thể sở hữu. Nguyên tắc này được quy định cụ thể trong các điều khoản của Luật Sở hữu Trí Tuệ 2005, được sửa đổi và bổ sung năm 2009.

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Luật sở hữu trí năm 2009 quy định:
“Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”
Khách thể của quyền sở hữu công nghiệp là các kết quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ được áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, bí mật kinh doanh. Nội dung của quyền sở hữu công nghiệp là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các chủ đề quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cần phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Một trong các nguyên tắc quan trọng nhất của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đó là “Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên”. Xuất phát từ tính chất không thể chiếm hữu của các đối tượng sở hữu công nghiệp nên các đối tượng này chỉ được bảo hộ khi có văn bằng bảo hộ. Vì vậy trong số những người tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp, pháp luật chỉ có thể bảo hộ người đầu tiên đăng ký bảo hộ về cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được quy định cụ thể tại Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Cần chú ý, đơn được xem xét phải là đơn hợp lệ, có người ưu tiên hoặc ngành nộp đơn sớm nhất trong số tất cả các đơn đó. Ngày nộp đơn được xác định là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận hoặc là người nộp đơn quốc tế đối với đổi theo điều ước quốc tế.
Thứ hai, trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Quy định này cũng tương tự như đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Việc ưu tiên sẽ áp dụng với đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
Tuy nhiên, trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký như trong 2 trường hợp trên cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Bởi quyền sở hữu công nghiệp chỉ được cấp cho một chủ thể duy nhất, cơ quan Nhà nước không thể cấp chung của văn bằng bảo hộ cho tất các các đơn coi như họ là đồng tác giả đối với văn bằng được bởi họ không thực sự cùng tạo ra hai đầu tư để tạo ra các đối tượng sở hữu công nghiệp đó đó trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon