Thời gian gần đây cụm từ “giấy phép hành nghề” được nhắc đến rất nhiều trong giới kinh doanh. Đây được coi là một trong những “giấy phép con” không thể thiếu trong nền kinh tế nước ta. Một số loại giấy phép hành nghề “thịnh hành” phải giấy phép hành nghề xây dựng, giấy phép hành nghề y, giấy phép hành nghề điều dưỡng, giấy phép hành nghề lái xe,… Để có thể đi vào hoạt động, một số ngành nghề hiện nay bắt buộc phải có giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật. Vậy đó là những loại ngành nghề nào? Cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!
Giấy phép hành nghề là gì?
- Giấy phép hành nghề là một loại văn bản do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc Hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho những cá nhân đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi có được giấy phép hành nghề trong một ngành nghề nào đó sẽ có quyền hoạt động trong lĩnh vực đó.
- Không ít người cho rằng giấy phép hành nghề và chứng chỉ hành nghề là như nhau. Tuy nhiên điều này hoàn toàn chưa chính xác. Giấy phép hành nghề được cấp cho các tổ chức, cá nhân có chuyên môn và trình độ trong một lĩnh vực nào đó, còn chứng chỉ chỉ được cấp cho cá nhân riêng biệt. Do vậy, giấy phép hành nghề được hiểu rộng hơn so với chứng chỉ hành nghề.
Vì sao cần phải có giấy phép hành nghề khi kinh doanh?
Đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc và quan tâm khi có dự định kinh doanh một ngành nghề nào đó. Cần phải có giấy phép hành nghề khi bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh bởi những lý do sau:
- Nhằm đánh giá trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp dựa trên thước đo là quy định của pháp luật.
- Bắt buộc phải có giấy phép hành nghề kinh doanh cũng được coi là một trong những điều kiện ràng buộc để đảm bảo nhân sự của doanh nghiệp đáp ứng được những yêu cầu trong nghề. Hơn nữa, giấy phép hành nghề buộc người trong nghề phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và có tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp của mình.
- Giấy phép hành nghề có thời hạn sử dụng nhất định. Do vậy đòi buộc cá nhân cũng như doanh nghiệp phải liên tục học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn nghề nghiệp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất trong công việc.
Căn cứ pháp lý Quy định về chứng chỉ hành nghề
Về việc quy định chứng chỉ hành nghề cho các cá nhân có trình độ và chuyên môn nghề nghiệp căn cứ vào các điều khoản tại:
- Luật doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định số 47/2021/NĐ-CP
Quy định về chứng chỉ hành nghề
Theo quy định của pháp luật các ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề và điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề tương ứng.
Về việc kinh doanh ngành nghề, theo quy định của pháp luật các doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề. Muốn đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh phải đáp ứng những quy định sau:
- Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật Giám đốc kinh doanh hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, thì Giám đốc kinh doanh hoặc người đứng đầu của cơ sở bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề.
- Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật Giám đốc và người khác trong doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề, thì Giám đốc kinh doanh và ít nhất một cán bộ chuyên môn của doanh nghiệp bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề.
- Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật không yêu cầu Giám đốc kinh doanh hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, thì phải có ít nhất một cán bộ chuyên môn của doanh nghiệp có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Ngành nghề nào cần có chứng chỉ hành nghề?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, những doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề dưới đây bắt buộc cần có chứng chỉ hành nghề:
Nhóm 1: Ngành, nghề bắt buộc Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở phải có chứng chỉ hành nghề:
Dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân
Dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền tư nhân
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp ( trong trường hợp không ủy quyền)
Nhóm 2: Ngành, nghề đòi buộc cả Giám đốc và một người giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp phải có chức chỉ hành nghề:
Dịch vụ kế toán cần 3 chứng chỉ hành nghề
Dịch vụ kế toán cần 2 chứng chỉ hành nghề
Nhóm 3: Ngành, nghề yêu cầu người giữ chức vụ trong doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề, bao gồm:
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (trong trường hợp ủy quyền) yêu cầu có 1 chứng chỉ hành nghề
Kinh doanh mua bán di vật, cổ vật hoặc bảo vật quốc gia cần có 1 chứng chỉ hành nghề.
Kinh doanh dịch vụ thú và thuốc thú y cần 1 chứng chỉ hành nghề
Dịch vụ sản xuất, mua bán thuốc thú y, thú y thủy sản cần 1 chứng chỉ hành nghề
Giám sát và thi công xây dựng công trình cần 1 chứng chỉ hành nghề
Khảo sát xây dựng cần 1 chứng chỉ hành nghề
Thiết kế xây dựng công trình cần 1 chứng chỉ hành nghề
Thiết kế và quy hoạch xây dựng cần 3 chứng chỉ hành nghề
Hành nghề dược, kinh doanh dược phẩm cần 1 chứng chỉ hành nghề
Dịch vụ môi giới bất động sản
Dịch vụ định giá bất động sản
Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản yêu cầu có 2 chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản
Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cần có 1 chứng chỉ hành nghề
Dịch vụ làm thủ tục về thuế yêu cầu có 2 chứng chỉ hành nghề
Dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải cần có 1 chứng chỉ hành nghề
Hoạt động xông hơi khử trùng cần có 1 chứng chỉ hành nghề
Tham khảo: Thủ tục xin giấy phép hành nghề y – dược
Giấy phép kinh doanh và giấy phép hành nghề có gì khác nhau?
Về giấy phép kinh doanh
- Giấy phép kinh doanh là loại văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp nhằm ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp, theo định nghĩa tại Luật doanh nghiệp 2020
- Giấy phép kinh doanh sẽ được cấp cho doanh nghiệp bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi doanh nghiệp thành lập và đi vào hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận các thông tin liên quan đến doanh nghiệp như: Tên, địa chỉ trụ sở, vốn, người đại diện, chủ sở hữu/thành viên/cổ đông của công ty.
- giấy phép kinh doanh là yếu tố bắt buộc của các doanh nghiệp cần có khi thực hiện các hoạt động kinh doanh với các ngành nghề cụ thể, được thể hiện rõ ở giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc các yêu cầu khác kèm theo.
- Đối với một số ngành, nghề cụ thể, doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện theo đúng quy định của pháp luật. Đó có thể là các yêu cầu về: cơ sở vật chất, đạo đức, xã hội, vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề,…
Hiện nay, theo quy định của pháp luật giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp.
Về giấy phép hành nghề
- Giấy phép hành nghề là một loại văn bản do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc Hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho những cá nhân đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Giấy phép hành nghề được cấp cho cá nhân tổ chức đáp ứng những yêu cầu theo quy định của pháp luật trong ngành nghề đó.
- Giấy phép hành nghề ghi nhận các thông tiên có liên quan đến cá nhân, tổ chức: thông tin cá nhân, chuyên môn, phạm vi hoạt động trong lĩnh vực.
Lựa chọn dịch vụ xin giấy phép hành nghề của công ty chúng tôi
Trên đây là những thông tiên liên quan đến vấn đề giấy phép hành nghề. Nếu có nhu cầu xin giấy phép hành nghề, các cá nhân, tổ chức có thể liên hệ công ty chúng tôi với dịch vụ trọn gói. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xin giấy phép hành nghề, đội ngũ Luật sư có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và sự hỗ trợ tận tình của đội ngũ nhân viên, các thủ tục liên quan đến xin giấy phép hành nghề sẽ được hoàn thiện cách chính xác, đầy đủ và nhanh chóng.