Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử.
Kinh doanh dịch vụ bưu chính thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện tại phụ lục IV Luật đầu tư 2020. Do đó, muốn kinh doanh dịch vụ bưu chính, tổ chức phải đáp ứng những điều kiện theo quy định pháp luật.
Căn cứ theo Điều 21 Luật bưu chính 2010, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thư có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg) phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính (sau đây gọi là giấy phép bưu chính) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính cấp.
Các điều kiện để kinh doanh dịch vụ bưu chính bao gồm:
Thứ nhất, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính;
Thứ hai, có khả năng tài chính, nhân sự phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép;
Trước đây, Nghị định 47/2011/NĐ-CP có hướng dẫn cụ thể về điều kiện tài chính để doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính tại Điều 5. Tuy nhiên, quy định này đã bị bãi bỏ.
Thứ ba, có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính;
Thứ tư, có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính.
Kinh doanh dịch vụ bưu chính tại Việt Nam là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của pháp luật, đặc biệt là Luật Bưu chính 2010 và các văn bản pháp lý liên quan