Trả lời:
Thứ nhất, mã số, mã vạch là gì?
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN thì:
Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân.
Mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác
Mã vạch sản phẩm bao gồm 2 phần chính:
Mã số hàng hóa: Dãy số thể hiện thông tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thông qua quy ước mã số cho các quốc gia trên thế giới của Tổ chức GS1.
Mã vạch: Tổ hợp những khoảng trắng, vạch trắng được sắp xếp đúng quy luật, thông số, chỉ có thể đọc được bằng những thiết bị hỗ trợ chuyên dụng như máy quét mã vạch,…
Thứ hai, hồ sơ đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm
Theo quy định tại Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP, được hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN quy định về cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch như sau:
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký mới mã vạch, mã số chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ gồm các giấy tờ sau:
(1) Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục Nghị định 13/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 132/2008/NĐ-CP;
(2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.
Thứ ba, thủ tục đăng ký lần đầu mã vạch sản phẩm
Theo quy định tại Điều 19c Nghị Định 74/2018/NĐ-CP, được hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN thủ tục đăng ký mới mã vạch sản phẩm như sau:
– Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch theo quy định.
– Bước 02: Kê khai hồ sơ qua cổng thông tin http://vnpc.gs1.org.vn/.
– Bước 03: Nộp hồ sơ bản cứng đến Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia.
– Bước 04: Nhận mã số doanh nghiệp được cấp theo thông báo tạm thời.
– Bước 05: Kê khai thông tin sản phẩm tại https://vnpc.gs1.gov.vn/.
– Bước 06: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã vạch sản phẩm theo quy định.
Kể từ ngày doanh nghiệp, hộ kinh doanh được cấp giấy chứng nhận, thì sau 3 năm cần phải làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận mã vạch sản phẩm.
Thứ tư, phí duy trì mã số mã vạch
TT | Phân loại mã | Phí cấp VNĐ/mã |
Phí duy trì VNĐ/năm |
1 | Mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (GCP-8) | 1.000.000 | 1.500.000 |
2 | Mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (GCP-9) | 1.000.000 | 800.000 |
3 | Mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (GCP-10) | 1.000.000 | 500.000 |
4 | Mã doanh nghiệp GS1 loại 12 số (GCP-12) | 1.000.000 | – |
5 | Mã địa điểm toàn cầu (GLN) | 300.000 | 200.000 |
6 | Mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số GTIN-8 | 300.000 | 200.000 |