Kinh doanh hộ cá thể là một trong những loại hình kinh doanh khá phổ biến ở Việt Nam. Do vậy mà không ít hộ kinh doanh đã quyết định lựa chọn và đầu tư vào mô hình kinh doanh này. Tuy nhiên trong quá trình kinh doanh, sẽ gặp không ít khó khăn và cần phải làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và hiểu đúng về thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Hộ kinh doanh cá thể là loại hình kinh doanh do một cá nhân, một nhóm cá nhân hoặc một hộ gia đình làm chủ và được phép đăng ký kinh doanh tại một địa điểm cố định, chịu trách nhiệm vô hạn về toàn bộ tài sản của mình, có dưới mười lao động tại cơ sở. Với những cá nhân và nhóm cá nhân đăng ký kinh doanh cá thể phải đảm bảo điều kiện là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, không được phép mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện cũng như không được quyền thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp như: xuất, nhập khẩu, áp dụng Luật Phá sản khi kinh doanh thua lỗ theo quy định.
Tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể là như thế nào?
Tạm ngừng kinh doanh là một hoạt động thường xuyên diễn ra trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về việc tạm ngừng kinh doanh của các hộ cá thể, cùng tìm hiểu một vài thông tin liên quan dưới đây.
Thời gian tạm ngưng
Tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể là việc hộ kinh doanh tạm thời không thực hiện các hoạt động kinh doanh, không phải đóng thuế cho đến khi muốn quay trở lại hoạt động bình thường (cần phải có thông báo khi hộ cá thể có nhu cầu hoạt động trở lại). Các hộ cá thể có quyền tạm ngừng hoạt động với thời hạn không quá 01 năm.
Trong trường hợp có nhu cầu tạm ngừng hoạt động từ 30 ngày trở lên, các hộ kinh doanh cần phải thông báo tối thiểu 15 ngày trước khi tạm ngừng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Nguyên nhân dẫn đến việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh hộ cá thể
Một số nguyên nhân đặc biệt và thường gặp dẫn đến việc hộ kinh doanh cá thể phải làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh là:
Hộ kinh doanh không đáp ứng đủ yêu cầu về ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ yêu cầu Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi văn bản thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động theo quy định để tiến hành thẩm định và điều tra theo quy định của pháp luật.
Một vài nguyên nhân liên quan đến hộ kinh doanh như: chủ hộ đi học nghề, chủ hộ đi du lịch, chủ hộ cần thời gian thực hiện hoạt động kinh doanh khác nhằm mục đích huy động vốn,…
Hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể
Để thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể, đơn vị đề nghị cần chuẩn bị hồ sơ, bao gồm:
Thông báo về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo mẫu có sẵn được quy định tại Phụ lục III – 4 của Thông tư số 01/2021/TT – BKHĐT.
Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh
Bản sao có xác nhận giấy tờ chứng minh nhân thân của cá nhân nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể
Trong trường hợp không phải người đại diện hợp pháp của hộ kinh doanh nộp hồ sơ, cần có văn bản hoặc giấy ủy quyền cho chủ thể thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể theo quy định
Bên cạnh các loại giấy tờ chính trên đây, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà pháp luật sẽ yêu cầu thêm các loại tài liệu khác.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể được thực hiện theo quy trình sau:
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể
Chủ thể thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi thông báo tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể
Nhận biết và xác định trường hợp tạm ngừng hoạt động của mình có cần phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không?
Chuẩn bị các giấy tờ, văn bản và tài liệu cần thiết. Thực hiện xin công chứng, xác nhận trong trường hợp có yêu cầu
Xác định Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của mình
Chuẩn bị và hoàn thiện nội dung cũng như số lượng hồ sơ cần phải nộp
Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể
Sau khi hoàn thiện hồ sơ, chủ thể cần tiến hành nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoạt động theo quy định.
Theo đó, chủ hộ kinh doanh cần nộp 01 bộ hồ sơ đến Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện và 01 bộ hồ sơ đến Chi cục thuế của huyện nơi chủ thể đã đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Phòng Tài chính – Kế hoạch sẽ tiến hành thẩm định và kiểm tra hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ cá thể
Đối với cơ quan thuế, cơ quan thuế sẽ hoàn thiện hồ sơ thuế để làm căn cứ tính lệ phí thuế cho hộ kinh doanh khi đến kỳ hạch toán và quyết toán chứ không cấp giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể theo quy định pháp luật 2021
Mẫu thông báo
Chủ thể có thể tham khảo mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể theo quy định của pháp luật như sau:
TÊN HỘ KINH DOANH
_______
Số: ………………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________
…….., ngày …. tháng … năm …..
THÔNG BÁO
Về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của hộ kinh doanh
Kính gửi: Phòng Tài chính – Kế hoạch
Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): ………………………………………………………………….
Số Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh:………………………………………………………………
Cấp lần đầu ngày: …/…/… tại: ………………………………………………………….
Thay đổi lần cuối ngày: …/…/… tại: ………………………………………………….
Địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh:…………………………………………………………………………………..
Điện thoại (nếu có):………………………………. Fax (nếu có):……………………………………………
Email (nếu có):…………………………………….. Website (nếu có):……………………………………..
Thông báo tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo như sau:
1. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh thì ghi:
Thời gian tạm ngừng: kể từ ngày …/ … / … đến hết ngày …/…/…
Lý do tạm ngừng: …………………………………………………………………………………………………
2. Trường hợp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo thì ghi:
Thời gian tiếp tục kinh doanh kể từ ngày…………………….. tháng………………. năm……………..
Lý do tiếp tục kinh doanh:……………………………………………………………………………………….
Tôi cam kết về tính hợp pháp, chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của Thông báo này.
CHỦ HỘ KINH DOANH
(Ký và ghi họ tên)1
————–
1 Chủ hộ kinh doanh ký trực tiếp vào phần này.
VI. Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể của chúng tôi
Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao, chúng tôi đảm bảo và cam kết hỗ trợ các hộ kinh doanh thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể theo đúng quy định của pháp luật cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác và hiệu quả. Khi thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể, bạn sẽ được:
- Hỗ trợ tư vấn chi tiết về trường hợp cần thông báo tạm ngừng và các thông tin pháp lý liên quan
- Chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật 2021
- Thay mặt hộ kinh doanh nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Phòng Tài chính – Kế toán thuộc UBND huyện và Cơ quan thuế của huyện.
- Theo dõi và bổ sung hồ sơ trong trường hợp cần thiết
- Nhận kết quả và trả tận tay chủ hộ kinh doanh
- Hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh
VII. Một số câu hỏi thắc mắc thường gặp của khách hàng
Trong quá trình hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho khách hàng, chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể. Cùng tham khảo một số câu hỏi sau:
Thời gian xin giải quyết tạm ngừng kinh doanh là bao lâu?
Theo quy định của pháp luật, trong khoảng thời gian từ 02 – 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Nếu không thông báo tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể sẽ chịu hậu quả pháp lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 155/2013/NĐ – CP, chủ thể sẽ chịu hình phạt hành chính khi không thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh, cụ thể là:
- Cảnh cáo hoặc phạt hành chính từ 500.000 VND đến 1.000.000 VNĐ trong trường hợp tạm ngừng kinh doanh trên 30 ngày.
- Buộc thông báo việc tạm ngừng kinh doanh (biện pháp khắc phục hậu quả)
- Ngoài ra hộ cá thể có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh khi tạm ngừng quá 06 tháng liên tục mà không thông báo.
Nếu tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể một thời gian, bạn nên làm thủ tục và thông báo với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tránh “rước họa vào thân” và ảnh hưởng đến công việc kinh doanh sau này của mình. Bạn có nhu cầu thực hiện dịch vụ hoặc tư vấn về thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline Chúng tôi đảm bảo và cam kết mang đến cho quý khách những dịch vụ và trải nghiệm tốt nhất theo đúng quy định của pháp luật!