THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY KINH DOANH LỮ HÀNH TỪ A ĐẾN Z

Hiện nay, du lịch đã và đang trở thành một trong những hoạt động thư giãn, bồi bổ tinh thần không thể thiếu của phần đa mọi người. Do vậy, du lịch đặc biệt là kinh doanh lữ hành là một trong những ngành nghề có tiềm năng và vô cùng hấp dẫn. Và một trong những đơn vị cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho du khách trong và ngoài nước là công ty kinh doanh lữ hành. Vậy cần chuẩn bị những giấy tờ gì để đăng ký thành lập công ty kinh doanh lữ hành theo quy định của pháp luật? Đừng lo lắng vì bạn sẽ tìm được câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây, nói về việc: đăng ký thành lập công ty kinh doanh lữ hành.

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh lữ hành

Căn cứ vào quy định tại Điều 31 của Luật Du lịch năm 2017, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cần đáp ứng các điều kiện sau:
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh lữ hành cần phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
Dịch vụ kinh doanh lữ hành gồm 02 hình thức chính là: dịch vụ lữ hành nội địa và dịch vụ lữ hành quốc tế.
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được phép kinh doanh lữ hành nội địa. Tuy nhiên, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không được phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh lữ hành nội địa

Các cá nhân, tổ chức cần tuân thủ các quy định tại Khoản 1, Điều 31 của Luật Du lịch về việc kinh doanh lữ hành nội địa, cụ thể như sau:
  •  Phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành về doanh nghiệp và có đăng ký ngành nghề kinh doanh về lữ hành nội địa.
  • Có ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa tại ngân hàng với mức ký quỹ là 100.000.000 VNĐ (Một trăm triệu đồng) căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 14 của Nghị định 168/2017/NĐ-CP.
  • Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải đáp ứng các yêu cầu: tốt nghiệp chuyên ngành lữ hành từ bậc trung cấp trở lên. Trong trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khác từ bậc trung cấp trở lên phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

thanh-lap-cong-ty-kinh-doanh-lu-hanh

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh lữ hành quốc tế

  • Để có thể kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, các cá nhân, tổ chức cần đảm bảo các tiêu chí sau:
  • Doanh nghiệp được thành lập và có đăng ký ngành nghề kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định của pháp luật.
  • Có ký quỹ kinh doanh lữ hành tại ngân hàng với mức đã quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định 168/2017/NĐ-CP, cụ thể là:
  • Trong trường hợp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là 250.000.000 VND (Hai trăm năm mươi triệu đồng).
  • Trong trường hợp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài là 500.000.000 VND (Năm trăm triệu đồng)
  • Trong trường hợp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài là 500.000.000 VND (Năm trăm triệu đồng)
  • Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành phải tốt nghiệp chuyên ngành lữ hành từ bậc cao đẳng trở lên. Đối với trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khác từ bậc cao đẳng trở lên cần có chứng chỉ nghiệp vụ về điều hành du lịch quốc tế.
Lưu ý: Đối với chuyên ngành lữ hành được nhắc đến ở trên bao gồm các ngành nghề sau: du lịch, quản trị lữ hành, điều hành tour du lịch, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, marketing du lịch, du lịch lữ hành, quản lý và kinh doanh du lịch, đại lý lữ hành, quản trị du lịch MICE, hướng dẫn du lịch và các ngành nghề có cụm từ “du lịch”, “lữ hành”. “hướng dẫn du lịch” theo quy định của pháp luật tại Khoản 1, Điều 1 của Thông tư số 13/2019/TT – BVHTTDL.

Thủ tục đăng ký thành lập công ty kinh doanh lữ hành

Để đăng ký thành lập công ty kinh doanh lữ hành, các cá nhân, tổ chức cần tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh lữ hành theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty kinh doanh lữ hành bao gồm:

  • Văn bản đề nghị đăng ký thành lập công ty kinh doanh lữ hành theo quy định của pháp luật hiện hành
  • Điều lệ hoạt động của công ty kinh doanh lữ hành theo mẫu đã quy định sẵn, yêu cầu các cổ đông hoặc thành viên ký vào cuối mỗi trang điều lệ.
  • Văn bản thống kê các thành viên hoặc cổ đông của công ty đối với công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
  • Bản sao có đóng dấu hợp pháp các loại giấy tờ sau:
  • Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức (ngoại trừ Bộ/UBND Tỉnh, Thành phố) và tài liệu, giấy tờ chứng nhận cá nhân, quyết định ủy quyền của Người đại diện theo ủy quyền của tổ chức theo quy định của pháp luật.
  • Văn bản quyết định góp vốn đối với các thành viên là tổ chức
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các cá nhân tổ chức có thể nộp hồ sơ theo hai cách:
  • Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Kế hoạch và Đầu tư của Tỉnh, Thành phố.
  • Nộp trực tuyến (online) qua Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Tại thành phố Hà Nội chỉ chấp nhận hình thức nộp hồ sơ online.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Cơ quan có Thẩm quyền sẽ xem xét, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh lữ hành. Trong trường hợp chưa hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản về nội dung cần bổ sung cho đơn vị đề nghị trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Bước 4: Nhận kết quả đăng ký thành lập công ty kinh doanh lữ hành
Đơn vị đề nghị sẽ nhận kết quả theo lịch đã hẹn
Bước 5: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần thông báo trên Cổng thông tin quốc gia với các thông tin: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh của công ty.
Bước 6: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp sẽ quyết định hình thức, số lượng con dấu và thực hiện thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh cũng như đăng tải thông tin con dấu trên Cổng thông tin quốc gia.

Thủ tục đăng ký thành lập công ty kinh doanh lữ hành

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Chuẩn bị 02 bộ hồ sơ bao gồm:
  • Văn bản đề nghị xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo quy định
  • Văn bản, giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa của công ty tại ngân hàng với mức ký quỹ là 100.000.000 VND.
  • Bản sao có đóng dấu xác nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
  • Bản sao hợp pháp văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • Bản sao có xác nhận về quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa công ty và người phụ trách điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Chuẩn bị 02 bộ hồ sơ bao gồm:
  • Văn bản đề nghị xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định của pháp luật hiện hành
  • Văn bản, giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế của doanh nghiệp trong phạm vi hoạt động đã được quy định
  • Bản sao có xác nhận hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định của pháp luật
  • Bản sao có đóng dấu xác nhận văn bằng hoặc chứng chỉ của người phụ trách điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của doanh nghiệp
  • Bản sao có chứng thực hợp pháp về quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa công ty kinh doanh lữ hành quốc tế và người phụ trách điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty kinh doanh lữ hành

Khi thực hiện thủ tục liên quan đến việc đăng ký thành lập công ty kinh doanh lữ hành, các cá nhân, tổ chức cần lưu ý những điều sau:
Về vốn điều lệ: Doanh nghiệp cần ký quỹ tại ngân hàng theo mức ký quỹ đã được quy định tại điều kiện thành lập công ty kinh doanh lữ hành. Tài khoản được ký quỹ của doanh nghiệp không được phép rút ra ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp trả lại giấy phép kinh doanh lữ hành.
Về ngành nghề: Các doanh nghiệp kinh doanh về du lịch cần phải đăng ký ngành nghề “Điều hành tour du lịch”.
Hơn nữa, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch  cần đăng ký thêm một số ngành nghề, cụ thể như sau:
1. Mã ngành: 7920: Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch chi tiết: Các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, quán bar, vũ trường)
2. Mã ngành: 7911: Đại lý du lịch
3. Mã ngành 5229: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải chi tiết: Dịch vụ làm thủ tục visa, hộ chiếu Đại lý bán vé máy bay, tàu hỏa
4. Mã ngành 5510: Dịch vụ lưu trú ngắn ngày chi tiết: Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ (không bao gồm kinh doanh vũ trường, quán bar, phòng hát karaoke)
5. Mã ngành 7310: Quảng cáo
6. Mã ngành 7320:Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận
7. Mã ngành 4932:Vận tải hành khách đường bộ khác chi tiết: Kinh doanh vận tải bằng ô tô, Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, Kinh doanh vận chuyển hành khách du lịch bằng ô tô
8. Mã ngành 8230: Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

 Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành

Để hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập công ty lữ hành cần có giấy phép kinh doanh lữ hành theo quy định của pháp luật hiện hành. Bạn có thể tham khảo thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành tại đây:
Mong rằng với những thông tin trên đây, bạn có thể giải gỡ được thắc mắc về việc cần chuẩn bị những gì để đăng ký thành lập công ty lữ hành. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan đến vấn đề pháp lý của công ty kinh doanh lữ hành, bạn có thể liên hệ với công ty luật của chúng tôi để được tư vấn chi tiết, hỗ trợ giải đáp và thực hiện dịch vụ cách tận tâm nhất.
Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon