Các trường hợp của hợp đồng chuyển giao công nghệ phải đăng ký

Các trường hợp của hợp đồng chuyển giao công nghệ phải đăng ký được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Khoản 1 Điều 31 Luật chuyển giao công nghệ quy định các hợp đồng phải đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về Khoa học và Công nghệ như sau:

“Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này thuộc một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ:

  1. a) Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;
  2. b) Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;
  3. c) Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.”

Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ thuộc dự án đầu tư, góp vốn bằng công nghệ, nhượng quyền thương mại, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ; mua, bán máy móc, thiết bị đi kèm bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ, phương án quy trình công nghệ giải pháp thông số bản vẽ sơ đồ kỹ thuật, công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu hay giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ khi:

+ Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;

+ Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;

+ Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ không thuộc trường hợp phải đăng ký quy định trên.

Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon