Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến?

Trả lời:

Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.

Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm. Điều 27 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định  như sau:

Thứ nhất, đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

*  Tuân thủ quy định về ghi nhãn thực phẩm. Cụ thể: Quy định về ghi nhãn thực phẩm được hướng dẫn bởi Chương VII Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm tại Việt Nam ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa tại 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 04 năm 2017  của Chính phủ, còn phải tuân thủ các quy định sau:

– Thực phẩm dinh dưỡng y học phải ghi các cụm từ sau: “Thực phẩm dinh dưỡng y học” và “Sử dụng cho người bệnh với sự giám sát của nhân viên y tế”;

– Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải ghi cụm từ: “Sản phẩm dinh dưỡng (cho đối tượng cụ thể)” trên mặt chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường.

– Riêng đối với sản phẩm nhập khẩu, tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi trên nhãn sản phẩm phải thể hiện: tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tự công bố hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm.

* Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm quy định tại Điều 18 và Điều 20 của Luật này;

Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm:

+ Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu an toàn, bảo đảm không thôi nhiễm các chất độc hại, mùi vị lạ vào thực phẩm, bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời hạn sử dụng.

+ Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

+ Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm phải được đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.

– Điều kiện về bảo quản thực phẩm:

+ Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;

+ Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;

+ Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

* Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh: Bảo đảm và duy trì vệ sinh môi trường nơi kinh doanh là biện pháp ngăn chặn và giảm thiệu sự lây lan, sinh trưởng của vi khuẩn, bụi bẩn, tránh ô nhiễm thực phẩm và đảm bảo an toàn đối với người tiêu dùng.

* Bảo quản thực phẩm theo đúng hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất: Việc bảo quản đúng theo hướng dẫn sẽ giúp thực phẩm giữ được lâu hơn, tránh tình trạng ôi thiu, biến chất thực phẩm và ngăn chặn tình trạng ngộ độc thực phẩm và một số bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Thứ hai, đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến không bao gói sẵn

Bao gói là cách ngăn chặn thực phẩm không tiếp xúc trực tiếp với môi trường, giảm thiểu việc vi khuẩn xâm nhập là hư hỏng, ô nhiễm thực phẩm. Các thực phẩm đã qua chế biến mà không bao gói sẵn phải tuân thủ những điều kiện sau đây nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm:

–  Có biện pháp bảo đảm cho thực phẩm không bị hỏng, mốc, tiếp xúc với côn trùng, động vật, bụi bẩn và các yếu tố gây ô nhiễm khác;

– Rửa sạch hoặc khử trùng các dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm trước khi sử dụng đối với thực phẩm ăn ngay;

– Có thông tin về xuất xứ và ngày sản xuất của thực phẩm.

Hướng dẫn làm giấy xác nhận công bố an toàn thực phẩm

Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon