Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con

Trả lời:

Công ty mẹ có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm quan trọng đối với công ty con. Việc tuân thủ các quy định pháp luật và thực hiện đúng các nghĩa vụ, trách nhiệm này không chỉ giúp công ty mẹ quản lý và điều hành hiệu quả công ty con mà còn đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan và bảo vệ uy tín của cả hai công ty.

Thế nào là công ty mẹ, công ty con

Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con

Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con được quy định tại Điều 196 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Theo đó, các mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con được xác định tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ sông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và pháp luật có liên quan, cụ thể:

– Quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Trong mối quan hệ này, công ty mẹ là chủ nợ 100% vốn đối với công ty con. Công ty mẹ nắm quyền lực tối cao, các quyết định từ công ty mẹ được thực hiện trực tiếp mà không cần biểu quyết ngoài ra việc thực hiện quyền và nghĩa vụ khác của chủ sở hữu sẽ theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, Điều lệ của công ty và các quy định của Chính phủ.

– Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trong quan hệ này, công ty mẹ thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cổ đông, thành viên, bên góp vốn chi phối theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của công ty con. Công ty mẹ quản lý cổ phần, vốn góp chi phối ở công ty con thông qua đại diện của mình tại doanh nghiệp.

Công ty mẹ nắm bắt tình hình hoạt động của công ty con thông qua người đại diện của công ty mẹ tại công ty con. Thông qua người đại diện này, công mẹ sẽ tác động đến quyết định về Điều lệ công ty, cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh, nhân sự… của công ty con, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của tác động phải phụ thuộc vào sổ phiếu biểu quyết mà công ty mẹ nắm giữ. Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó. Người quản lý công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh trên cũng phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm. Trường hợp hoạt động kinh doanh này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng cho công ty con bị thiệt hại.

Bên cạnh việc chịu sự chi phối của công ty mẹ, công ty con có quyền yêu cầu công ty mẹ thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và điều lệ, trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 01% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.

Công ty mẹ, công ty con cần thực hiện những loại báo cáo nào?

Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon