Pháp luật hiện hành quy định thế nào về con dấu của doanh nghiệp?

Pháp luật hiện hành quy định thế nào về con dấu của doanh nghiệp?

Trả lời:

Con dấu là một trong những yếu tố quan trọng, thể hiện tính pháp lý của các văn bản, hợp đồng và tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam có các quy định cụ thể về con dấu của doanh nghiệp, bao gồm việc tạo lập, quản lý, sử dụng và hủy bỏ con dấu. Theo Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định cụ thể về con dấu của doanh nghiệp như sau:

Con dấu là vật thể được khắc chìm hay khắc nổi với mục đích tạo nên một hình dấu cố định trên văn bản. Con dấu thể hiện tính pháp lý cũng như tư cách pháp nhân của chủ sở hữu con dấu là cá nhân hay cơ quan tổ chức. Khi con dấu được đóng lên văn bản thể hiện cũng như khẳng định giá trị pháp lý đối với đối với các văn bản, giấy tờ.

Hình thức con dấu của doanh nghiệp

Hiện nay, đối với con dấu của doanh nghiệp, Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 đã ghi nhận con dấu của doanh nghiệp tồn tại dưới dạng 02 hình thức bao gồm:

Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu 

– Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Quy định này đã chính thức công nhận chữ ký số là dấu của doanh nghiệp. Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được mã hóa các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp dùng để ký thay cho chữ kí trên các loại văn bản và tài liệu số thực hiện trong các giao dịch điện tử qua mạng internet. Việc đưa chữ ký điện tử làm dấu của doanh nghiệp góp phần giúp doanh nghiệp có thêm lựa chọn trong việc sử dụng dấu trên các văn bản điện tử, khai thuế online…..thay vì chỉ sử dụng con dấu khắc như hiện nay.

Nội dung con dấu của Doanh Nghiệp

Về nội dung con dấu của doanh nghiệp, khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau: “Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.”

Theo đó, doanh nghiệp được tự chủ trong việc lựa chọn loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung của con dấu. Thông thường, con dấu của doanh nghiệp sẽ thể hiện dưới dạng hình tròn, thể hiện tên công ty, mã số thuế của Công ty.

Quản lý và sử dụng con dấu

Theo Khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020: “Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”

Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã hạn chế trường hợp sử dụng dấu của doanh nghiệp. Nếu Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu thì Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ cho phép sử dụng con dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, hiện nay doanh nghiệp không cần phải làm thủ tục đăng ký mẫu dấu tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Xem thêm: Hộ kinh doanh cá thể có được sử dụng con dấu hay không?

Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon