Đấu giá hàng hóa, dịch vụ là gì?

Đấu giá hàng hóa, dịch vụ là gì?
Trả lời:
Đấu giá hàng hóa không chỉ là cơ hội để mua sắm mà còn là một trải nghiệm thú vị và hấp dẫn. Việc tạo ra một môi trường minh bạch và công bằng là chìa khóa để thành công trong việc này.

Đấu giá hàng hóa dịch vụ là gì?

Khoản 1 Điều 185 Luật Thương mại 2005 quy định: “Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.”
Theo đó, khi thực hiện hoạt động đấu giá  người bán có thể tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai tại một địa điểm và thời gian đã thông báo trước để những người muốn mua đến trả giá. Quyền mua hàng sẽ thuộc về người trả giá cao nhất.

Đặc điểm của Đấu giá dịch vụ, hàng hóa?

Đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại, bên cạnh những điểm chung đó, đấu giá hàng hóa còn có những nét đặc thù so với các hoạt động thương mại khác.
Thứ nhất, chủ thể tham gia đấu giá hàng hóa bao gồm: người bán hàng hóa, người mua hàng hóa và thương nhân kinh doanh dịch vụ đấu giá. Người bán hàng là chủ sở hữu hàng hoá, người được chủ sở hữu hàng hoá uỷ quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hoá của người khác theo quy định của pháp luật. Người mua hàng là người có nhu cầu mua hàng tham gia cuộc đấu giá. Thương nhân kinh doanh dịch vụ đấu giá là bên trung gian hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đấu giá.
Thứ hai,  đối tượng đấu giá là các loại hàng hóa trong lưu thông, chủ yếu là các hàng hóa mang tính đặc thù, riêng biệt và khó xác định giá trị thực tế. Do vậy người bán chỉ đưa ra một mức giá cơ sở để người mua tham khảo (giá khởi điểm), còn giá bán thực tế do những người tham dự cuộc bán đấu giá xác định trên cơ sở có sự cạnh tranh. Giá bán thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá mà người bán đưa ra ban đầu.
Thứ ba, về mặt hình thức, hình thức pháp lý của quan hệ bán đấu giá có thể được thiết lập dưới dạng đặc biệt là hợp đồng ủy quyền bán đấu giá và văn bản bán đấu giá hàng hóa. Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá được xác lập giữa người bán hàng và người làm dịch vụ bán đấu giá. Nó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy quyền bán đấu giá hàng hóa. Còn văn bản bán đấu giá thực chất là hợp đồng mua bán hàng hóa, được xác lập giữa các bên liên quan (người bán hàng, người mua hàng và tổ chức bán đấu giá). Văn bản này là cơ sở pháp lý để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa đồng thời là căn cứ để xác lập quyền sở hữu của người mua hàng đối với hàng hóa bán đấu giá.

Phương thức đấu giá hàng hóa

Khoản 2 Điều 185 Luật Thương mại 2005 quy định 02 phương thức đấu giá hàng hóa bao gồm:
– Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.
– Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạn thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.
Đấu giá hàng hóa và dịch vụ không chỉ là một hình thức thương mại phổ biến, mà còn là một phần không thể thiếu của văn hóa tiêu dùng hiện đại. Từ các phiên đấu giá đặc biệt tại các nhà đấu giá đến các sàn giao dịch trực tuyến, đấu giá đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày, thu hút sự quan tâm của cả người mua và người bán trên khắp thế giới.
Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon