Đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý

Đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại khoản 22 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại điểm d khoản 1 Điều 1 của  Luật Sở hữu trí tuệ 2022,  đã đưa ra sửa đổi, bổ sung khái niệm chỉ dẫn địa lý như sau: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể.”
Như vậy, có thể hiểu, chỉ dẫn địa lý được hiểu là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Tuy nhiên không phải bất cứ dấu hiệu dùng để chỉ dẫn về nguồn gốc sản phẩm cũng được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý. Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định cụ thể về các đối tượng không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý bao gồm:

1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam;
2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa;
4. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.”

Điều Kiện Để Sáng Chế Được Bảo Hộ Là Chỉ Dẫn Địa Lý

Thứ nhất, đối với tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam: Bởi trong trường hợp này tên gọi, chỉ dẫn đó đã mất đi chức năng thể hiện nguồn gốc hàng hóa đối với sản phẩm.
Thứ hai, Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng.  Quy định này hoàn toàn phù hợp với khoản 9 Điều 24 Hiệp định TRIPs “Thoả ước này không quy định nghĩa vụ bảo hộ những chỉ dẫn địa lí không được bảo hộ hoặc đã bị đình chỉ bảo hộ hoặc không còn được sử dụng ở nước xuất xứ của chỉ dẫn địa lí đó”. Theo đó, đối với các chỉ dẫn địa lý của nước ngoài, điều kiện để được bảo hộ ở Việt Nam là chỉ dẫn địa lý đó phải đang được bảo hộ ở chính quốc gia xuất xứ của chỉ dẫn này.
Thứ ba, Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa. Quy định này giúp tránh được những xung đột trong việc đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.
Thứ tư, Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó. Bản chất của chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu để chỉ nguồn gốc địa lí của sản phẩm. Bởi vậy quy định này được xây dựng nhằm bảo vệ người tiêu dùng, tránh việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý gây ra việc hiểu sai về nguồn gốc của sản phẩm.
Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon