Khác với visa xin nhập cảnh của người lao động nước ngoài tại Việt Nam. Giấy miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam hay còn gọi là visa 5 năm sẽ được áp dụng đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài nhưng không có hộ chiếu tại Việt Nam, hoặc trường hợp người nước ngoài là là vợ/chồng/ con của công dân Việt Nam…
Giấy miễn thị thực có đặc điểm như thế nào?
Để được cấp giấy miễn thị thực tại Việt Nam trong 05 năm. Đối tượng xin giấy cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Tùy vào từng đối tượng mà hồ sơ chuẩn bị sẽ có thay đổi hoặc bổ sung thêm một số giấy tờ, tài liệu quan trọng, cần thiết khác.
Giống như visa dài hạn, giấy miễn thị thực sẽ cho phép người được cấp nhập cảnh vào Việt Nam bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn 05 năm được cấp.
Tuy nhiên trong trường hợp hộ chiếu hoặc thẻ xanh của người muốn xin thị thực tại VIệt Nam còn thời hạn ít hơn 05 năm thì giấy miễn thị thực sẽ không đủ thời hạn 05 năm.
Khi được cấp giấy miễn thị thực, người được cấp không cần phải xin visa để nhập cảnh tại Việt Nam nữa.
Theo quy định của giấy miễn thị thực, người nhập cảnh tại Việt Nam mỗi lần nhập cảnh sẽ không được tạm trú quá 180 ngày, tuy nhiên trong một số trường hợp được bảo lãnh hoặc có lý do chính đáng thì thời hạn tạm trú sẽ được gia hạn thêm. (Không được gia hạn quá 180 ngày).
xin miễn visa nhập cảnh tại Việt Nam 5 năm
Hồ sơ đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài
Người đề nghị cấp giấy miễn thị thực tiến hành khai trực tuyến và in ra thành 01 bản.
Xuất trình 01 bản chính hộ chiếu nước ngoài, nộp kèm với 01 bản sao. (Hộ chiếu này cần phải có hạn ít nhất là 12 tháng, nếu như hộ chiếu này có thời hạn là 5 năm 6 tháng thì giấy cấp miễn thị thực sẽ có thời hạn là 05 năm.
02 ảnh cỡ 4×6 có nền phông trắng, ảnh chụp phải tuân thủ theo quy định như nhìn hướng chính diện, không đội mũ đeo kính. Người đề nghị cấp giấy cần dán ảnh vào tờ khai và ảnh ghi và đính kèm vào tờ khai.
Xuất trình bản chính, nộp 01 bản sao giấy tờ lưu hồ sơ chứng minh là người Việt Nam định cư tại nước ngoài bao gồm:
Giấy khai sinh, giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam
Giấy CMND còn hạn hoặc hết giá trị
Thẻ cử tri mới nhất
Sổ hộ khẩu và hộ chiếu đã hết hạn sử dụng (không thuộc đối tượng được cấp giấy miễn thị thực)
Quyết định thôi quốc tịch Việt Nam/ quyết định trở lại Việt Nam
Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam
Giấy tờ của cơ quan thẩm quyền trong đó chứng minh người Việt Nam định cư tại nước ngoài có quốc tịch và nguồn gốc đến từ Việt Nam.
Ngoài ra, một số trường hợp không có các giấy tờ kể trên đây có thể nộp một số giấy tờ thay thế như: Giấy bảo lãnh của công dân Việt Nam ( áp dụng với người có quốc tịch Việt Nam, có hộ chiếu Việt Nam và các giấy tờ CMND còn giá trị) hoặc nộp giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt tại nước ngoài.
Hồ sơ đối với người nước ngoài là vợ/ chồng/ con của công dân Việt Nam
Người đề nghị cấp giấy miễn thị thực tiến hành khai trực tuyến và in ra thành 01 bản.
Xuất trình 01 bản chính hộ chiếu nước ngoài, nộp kèm với 01 bản sao. (Hộ chiếu này cần phải có hạn ít nhất là 12 tháng, nếu như hộ chiếu này có thời hạn là 5 năm 6 tháng thì giấy cấp miễn thị thực sẽ có thời hạn là 05 năm.
02 ảnh cỡ 4×6 có nền phông trắng, ảnh chụp phải tuân thủ theo quy định như nhìn hướng chính diện, không đội mũ đeo kính. Người đề nghị cấp giấy cần dán ảnh vào tờ khai và ảnh ghi và đính kèm vào tờ khai.
Ngoài ra để chứng minh mối quan hệ vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư tại nước ngoài, người xin cấp visa thị thực cần gửi 01 bản chính và nộp 01 bản sao giấy tờ sau đây trong hồ sơ:
Giấy khai sinh
Giấy đăng ký kết hôn (trường hợp là vợ/ chồng của công dân Việt Nam hoặc của người Việt định cư tại nước ngoài)
Giấy xác nhận quan hệ cha, mẹ, con
Giấy quyết định nuôi con nuôi (trường hợp là con nuôi)
Một số giấy tờ khác có giá trị về mặt pháp lý Việt Nam
Quy trình thủ tục xin cấp giấy miễn thị thực tại Việt Nam
Quy trình xin cấp giấy miễn thị thực tại Việt Nam gồm có 2 bước. bao gồm:
Bước 1: Soạn hồ sơ theo các danh mục quy định theo pháp luật kể trên tại mục II.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy thị thực:
Đại sứ quán, lãnh sứ quán Việt Nam tại nước ngoài
Cục xuất nhập cảnh Việt Nam thuộc Bộ Công an (trường hợp đối tượng xin cấp giấy thị thực đang có mặt tại Việt Nam).
Thời hạn xử lý đơn xin cấp giấy miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam 5 năm thường
là 07 ngày kể từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ.
Các câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi mà Luật sư của chúng tôi đã tổng hợp lại trong quá trình tư vấn và cung cấp dịch vụ:
Giấy miễn thị thực có thể xin cấp lại hoặc cấp mới khi gần hết hạn được không?
Trong trường hợp giấy thị thực của bạn sắp hết hạn, bạn thực hiện đúng quy trình xin cấp giấy miễn thị thực như chia sẻ trong bài viết để được cấp lại giấy.
Làm thế nào để gia hạn thời gian lưu trú tại VIệt Nam ?
Trong một số trường hợp đặc biệt, quý khách hàng muốn gia hạn thêm thời gian lưu trú tại Việt Nam trên 180 ngày xin vui lòng liên hệ với luật sư của chúng tôi để được tư vấn chi tiết.
Cục xuất nhập cảnh tại Việt Nam có địa chỉ ở đâu? Thời gian làm việc như thế nào?
Bạn có thể làm việc với cục xuất nhập cảnh Việt Nam từ thứ 2 đến thứ 7 trong tuần (Trừ chủ nhật và ngày nghỉ lễ trong thời gian giờ hành chính tại các địa chỉ như sau:
Tại Hà Nội: 40A Hàng Bài, Hà Nội, Việt Nam
Tại Đà nẵng: số 7 Trần Quý Cáp, tp Đà Nẵng
Tại TP HCM: Số 161 Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1, TP HCM
Trên đây là những thông tin chia sẻ pháp lý liên quan đến thủ tục xin cấp giấy miễn thị thực tại Việt Nam có thời hạn 05 năm.
Nếu như quý khách có nhu cầu và đang có mặt tại Việt Nam nhưng lại không nắm rõ các thủ tục quy trình pháp lý, không có kinh nghiệm xin cấp giấy miễn thị thực… hoặc vì một số lý do khác như yếu tố thời gian bận rộn không thể thực hiện thủ tục… hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ một cách nhanh chóng, chính xác nhất.