Sở hữu chéo đối với mô hình công ty mẹ – công ty con được quy định như thế nào?

Trả lời:

Sở hữu chéo là hiện tượng khi một công ty sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp trong một công ty khác và ngược lại. Trong mô hình công ty mẹ – công ty con, sở hữu chéo có thể gây ra một số vấn đề như xung đột lợi ích, khó khăn trong quản lý và giám sát, và ảnh hưởng đến tính minh bạch tài chính. Dưới đây là các quy định pháp lý về sở hữu chéo trong mô hình công ty mẹ – công ty con theo Luật Doanh nghiệp 2020 và các quy định pháp luật liên quan.

Quy định về Sở hữu chéo đối với mô hình công ty mẹ – công ty con

Khoản 2 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

“Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.”

Theo đó, do công ty con chịu sự chi phối của công ty mẹ về tài chính, bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động; bởi vậy công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau. Quy định cấm sở hữu chéo này nhằm mục đích ngăn chặn các giao dịch bất hợp lý, phi thị trường giữa các doanh nghiệp có quan hệ sở hữu lẫn nhau, các giao dịch này có thể dẫn tới các hành vi chuyển giá, trốn thuế…..

Ví dụ 1: A là công ty mẹ của công ty B. Như vậy B sẽ không được tham gia góp vốn, mua cổ phần của công ty A.

Ví dụ 2: A là công ty mẹ của các công ty B, công ty C. Như vậy B và C sẽ không được đồng thời góp vốn mua cổ phần của nhau.

Ngoài ra, đối với công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước, khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“Điều 195. Công ty mẹ, công ty con

  1. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật này.”

Doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước là doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên.  Nghị định 47/2021/NĐ-CP ngày 1 tháng 4 năm 2021 Quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp 2020 hướng dẫn thêm:

“Điều 12. Sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty.

  1. Việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp bao gồm trường hợp sau:
  2. a) Cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới.
  3. b) Cùng mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.
  4. c) Cùng nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đã thành lập.
  5. Doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước theo khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên.
  6. Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của công ty chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp khi đề xuất, quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác và cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm quy định tại khoản này.
  7. Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp.”

Như vậy, việc thành lập công ty con sẽ giúp giảm rủi ro cho công ty mẹ, giúp giảm bớt khối lượng công việc cho công ty mẹ, giúp các công ty đa ngành nghề có thể chia nhỏ các ngành nghề ra để giúp cho việc quản lý, điều hành, trở nên dễ dàng và độc lập với nhau. Việc hoạt động chuyên về một lĩnh vực nhất định sẽ giúp cho công ty con có thể phát triển mạnh mẽ và giúp cho quá trình hoạt động hiệu quả hơn. Công ty con nhận được mức vốn đầu tư lớn từ công ty mẹ nên việc đầu tư về các thiết kế, máy móc dễ dàng hơn.

Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con

Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon