Tư vấn Thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là điều kiện không thể thiếu của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ ăn uống hiện nay. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng nắm rõ điều kiện, hồ sơ, thủ tục cũng như quy trình xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy để hỗ trợ các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, hôm nay chúng tôi sẽ tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm qua bài viết này.

giay-chung-nhan-ve-sinh-attp

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ( Vsattp ) là gì  ?

An toàn thực phẩm là việc đảm bảo các thực phẩm không gây hại đến sức khoẻ của người sử dụng. Vì vậy để quản lý vấn đề này, pháp luật quy định các doanh nghiệp và hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Như vậy giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống hiện nay trên thị trường để đảm bảo cơ sở hoạt động đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tư vấn Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Hiện nay không phải bất cứ cá nhân, cơ sở nào muốn xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cũng có thể thực hiện được, bởi cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Vì vậy cần lưu ý vấn đề này khi xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều kiện chứng nhận cơ sở đủ điều kiện chứng minh an toàn thực phẩm

Luật An Toàn Thực Phẩm năm 2010 quy định tại Điều 34 Khoản 1 điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau :
  • Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này.
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Như vậy các cá nhân, tổ chức muốn được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cần phải đáp ứng các điều kiện về an toàn loại thực phẩm mà mình đang sản xuất, kinh doanh, bao gồm an toàn trong sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó thì trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở phải có đăng ký ngành và nghề kinh doanh thực phẩm.
Ngoài ra còn phải đáp ứng điều kiện về nhân viên như sau: nhân viên trực tiếp sản xuất và kinh doanh có giấy khám sức khỏe đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, A.

Tư vấn Hồ sơ làm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, các bạn phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm các giấy tờ liên quan được quy định tại khoản 1 điều 36 Luật An Toàn Thực Phẩm năm 2010 như sau :
  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Bản thuyết minh về hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
  • Sơ đồ bố trí cơ sở
  • Giấy chứng nhận chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đủ sức khoẻ do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
  • Như vậy cơ sở phải chuẩn bị tất cả các giấy tờ trên để đáp ứng điều kiện xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định.
  • Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định tại Mẫu số số 3 ban hành kèm  theo Thông tư số: 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế) cụ thể như sau: 

mau-giay-chung-nhan-attp

Mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Theo Điều 37 Luật An Toàn Thực phẩm 2010 thì thời hạn của Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là 3 năm.

Nơi cấp – Cơ quan cấp – Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là tại Điều 35 Luật An Toàn Thực Phẩm 2010 thì hiện nay chỉ có 3 cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm : Bộ công thương, Bộ Y Tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tuỳ vào mỗi loại sản phẩm kinh doanh và sản xuất, các cá nhân và tổ chức đến tại các cơ quan có thẩm quyền phụ trách từng loại hình để xin giấy phép an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:
  • Danh mục các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Y Tế: Nước khoáng thiên nhiên, nước đóng chai nước đá thực phẩm; Thực phẩm chức năng; Các vi chất bổ sung vào thực phẩm, gia vị, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; Dụng cụ và vật liệu đóng gói thực phẩm; Các sản phẩm không thuộc danh mục của bộ Công thương và bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. (Phụ lục II Kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ)
  • Danh mục sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Chè; Thịt và các sản phẩm từ thịt; Thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản; Rau, củ, quả và các sản phẩm từ rau củ quả; Trứng và các sản phẩm từ trứng; Sữa tươi nguyên liệu;  Mật ong và các sản phẩm từ mật ong; Muối; Gia vị; Đường; Cafe; Thực phẩm biến đổi gen; Cacao; Hạt tiêu; Điều; Nông sản và sản phẩm nông sản khác; Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; Nước đá để bảo quản, chế biến sản phẩm được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (Phụ lục III Kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ)
  • Danh mục các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Công Thương: Bia; Rượu và các loại đồ uống có cồn; Nước giải khát; Sữa chế biến; Dầu thực vật; Bột và tinh bột; Bánh, mứt, kẹo; Các loại dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý. (Phụ lục IV Kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ)
Cá nhân và tổ chức cần lưu ý điều này để đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm tại đúng cơ quan có thẩm quyền cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, để tránh mất thời gian cũng như công sức của mình.

Tư vấn Quy trình xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Quy trình xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật An Toàn Thực Phẩm 2010 và được thể hiện chi tiết tại Khoản 3 Điều Khoản 3 Điều 6 Nghị Định 155/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ y tế, cụ thể như sau:
  • Lập hồ sơ xin giấy phép vệ sinh thực phẩm theo quy định gửi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
  • Nếu có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận sẽ phải thông báo bằng văn bản tới cơ sở nộp hồ sơ trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Sau khi nhận văn bản yêu cầu bổ sung nếu quá 30 ngày cơ sở không thực hiện bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị. Cơ sở phải nộp hồ sơ mới nếu muốn được cấp giấy phép atvstp.
  • Trường hợp không có yêu cầu bổ sung, sửa đổi thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thành lập đoàn thẩm quyền hoặc quyền thẩm định tiến hành thẩm định cơ sở theo quy định của pháp luật trong vòng 15 ngày. Nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu thì phải cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định. Nếu kết quả thẩm định không đạt yêu cầu nhưng có thể khắc phục thì thời gian khắc phục không quá 30 ngày. Sau khi có kết quả nếu đã đủ điều kiện thì cơ sở sẽ được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm còn trường hợp không khắc phục được cơ sở sẽ không được hoạt động cho đến khi được cấp giấy chứng nhận.
  • Lưu ý: Thời gian thực hiện từ 20 – 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Tư vấn Thủ tục cấp lại giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Hiện nay nếu các cá nhân, tổ chức muốn cấp lại giấy phép an toàn thực phẩm thì thủ tục cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật An Toàn Thực Phẩm 2010 như sau : 
“ Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này”

Mức phí cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Mức phí cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được quy định tại Thông tư 67/2021/TT-BTC  như sau:
  • Mức phí thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm là 1.000.000 đồng/1 lần /1 cơ sở.
  • Mức phí với thẩm định cơ sở kinh doanh ăn uống đối với quy mô dưới 200 suất ăn là 700 nghìn đồng/1 lần/ 1 cơ sở, và từ 200 suất ăn trở lên là 1.000.000 đồng/1 lần / 1 cơ sở.
  • Mức phí thẩm định đối với cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn thực hành tốt là 22.500.000 đồng / 1 lần / 1 cơ sở.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại thông tư số 44/2023/TT-BTC, kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023, mức thu phí trong công tác an toàn thực phẩm Bằng 90% mức thu phí quy định tại Biểu phí trong công tác an toàn thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư số 67/2021/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn thực phẩm.

Thời hạn cấp giấy phép an toàn thực phẩm

Thời hạn cấp giấy phép an toàn thực phẩm theo Luật An Toàn Thực Phẩm 2010 quy định tại Điều 36 khoản b như sau: 
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Căn cứ pháp lý của thủ tục làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm”

Mức xử phạt vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hiện nay mức xử phạt an toàn vệ sinh thực phẩm được quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP  được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2021 thì các cá nhân vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm bị phạt tới 100.000.000 đồng, tổ chức bị phạt tới 200.000.000 đồng và bị áp dụng thêm 1 số hình thức phạt bổ sung như:
  • Tước quyền sử dụng giấy atvstp, giấy tiếp nhận bản công bố sản phẩm.
  • Đình chỉ hoạt động từ 1-12 tháng
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
  • Thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả  như: Thu hồi và tiêu huỷ sản phẩm, buộc tái xuất thực phẩm và những vật dụng phụ gia tiếp xúc với thực phẩm, thu hồi bản tự công bố sản phẩm, cải chính thông tin sai sự thật, nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật phi phạm,…

Hậu quả khi không xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Các cơ sở hoạt động không xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ bị xử phạt tới 60 triệu đồng và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như thu hồi thực phẩm, tiêu huỷ thực phẩm,… theo quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP.

Các ngành nghề, đối tượng phải làm thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

nganh-nghe-phai-xin-giay-phep-attp

Theo quy định của pháp luật hiện hành các ngành nghề, đối tượng phải làm thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bảo gồm:
  • Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống
  • Cơ sở bán thực phẩm
  • Cửa hàng ăn, tiệm ăn
  • Nhà hàng ăn uống
  • Quán ăn
  • Căng tin
  • Chợ
  • Nhà ăn tập thể
  • Siêu thị
  • Hội chợ

Lưu ý khi xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ có văn yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận.
Pháp luật quy định về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có hiệu lực 3 năm. Đồng thời trước khi hết hạn 6 tháng, cơ sở phải xin cấp lại nếu tiếp tục hoạt động.

Tư vấn giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm – Kiểm tra giấy kinh doanh thực phẩm định kỳ.

xin-giay-chung-nhan-vsattp

  • Tư vấn Hồ sơ thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng cùng như cho các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất hiện nay rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Vì vậy không phải bất cứ ai cũng có thời gian để trực tiếp làm hồ sơ, thủ tục xin giấy chứng nhận thường tìm đến dịch vụ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tại chúng tôi.
  • Chúng tôi cam kết tư vấn xin giấy vsattp cũng như làm hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành với mức giá cạnh tranh, thời gian nhanh chóng, thủ tục đơn giản nhất hiện nay.
  • Tư vấn làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm của chúng tôi đã tiến hành tư vấn xin giấy phép vsattp và kiểm tra giấy kinh doanh thực phẩm định kỳ cho hơn 2000 cơ sở trong năm vừa qua. Cam kết dịch vụ chính xác, an toàn, nhanh chóng đối với tất cả các khách hàng.
  • Giải đáp thắc mắc của khách hàng khi xin giấy phép vsattp
  • Chúng tôi với đội ngũ các Luật sư giàu kinh nghiệm sẽ luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của các quý khách hàng trên cả nước khi xin giấy phép vsattp!
Mọi thắc mắc xin điền vào bên dưới để được giải đáp nhanh nhất !
Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon