Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ được thực hiện như thế nào?

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.

Kinh doanh cầm đồ hiện nay thuộc danh sách những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP. Vì vậy, cơ sở kinh doanh dịch vụ này phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP) là văn bản do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho cơ sở đầu tư kinh doanh dịch vụ cầm đồ. 

Khi cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh ngành nghề theo quy định, cơ sở thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận như sau:

Thành phần hồ sơ:

Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh

– Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu;

+ Trường hợp trong các văn bản quy định tại điểm trên không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì cơ sở kinh doanh phải bổ sung tài liệu chứng minh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà cơ sở kinh doanh hoạt động và đề nghị ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đã được cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp thì cơ quan Công an khai thác tài liệu này trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp).

– Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa, gồm:

+ Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;

+ Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền trong quản lý về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh không thuộc quy định tại điểm trên nhưng thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

+ Đối với các cơ sở kinh doanh không có kho chứa nguyên liệu hoặc sản phẩm theo quy định thì phải có hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

+ Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh như sau:

  • Đối với người Việt Nam ở trong nước là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải có Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp (trừ những người đang thuộc biên chế của lực lượng vũ trang);
  • Bản khai lý lịch của những người quy định tại điểm này nếu đang thuộc biên chế của lực lượng vũ trang thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trực tiếp quản lý (trừ cơ sở kinh doanh).
  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài phải có Bản khai nhân sự kèm theo bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam;
  • Đối với trường hợp một cơ sở kinh doanh có nhiều người đại diện theo pháp luật thì Bản khai lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự trong hồ sơ áp dụng đối với người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Trình tự thực hiện:

(Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 96/2016/NĐ-CP)

– Cơ sở kinh doanh nộp một bộ hồ sơ cho cơ quan Công an có thẩm quyền

– Cơ quan có thẩm quyền: Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Hình thức nộp hồ sơ:

  • Nộp trực tiếp cho cơ quan Công an có thẩm quyền;
  • Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích;
  • Nộp qua cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch vụ công Bộ Công an (trừ các văn bản, giấy tờ không được phép đăng tải qua hệ thống mạng theo quy định của pháp luật).”

Thời hạn hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Không quá 05 ngày làm việc

Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; cơ quan Công an có văn bản thông báo và nêu rõ lý trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Lưu ý:
Kinh doanh cầm đồ mà không có giấy phép hoặc vi phạm quy định pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị đình chỉ hoạt động.
Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về quản lý tài sản cầm cố và xử lý tranh chấp.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận, cơ sở kinh doanh cần thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định pháp luật.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ là gì?

Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon