Đối Tượng Không Được Bảo Hộ với Danh Nghĩa Kiểu Dáng Công Nghiệp

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự sáng tạo và độc đáo của sản phẩm. Kiểu dáng công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tiếp thị thành công một loạt sản phẩm, giúp xác định hình ảnh thương hiệu của công ty. Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bảo đảm sự độc quyền đối với việc sử dụng chúng và là nhân tố chính trong chiến lược tiếp thị – kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, không tất cả các đối tượng đều đủ điều kiện để được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp. Bài viết này sẽ đi sâu vào các quy định và điều kiện liên quan đến việc không bảo hộ một số loại kiểu dáng công nghiệp, nhằm cung cấp thông tin chi tiết và hữu ích về vấn đề này.

Khái Niệm về Kiểu Dáng Công Nghiệp

Trước hết, để hiểu rõ hơn về vấn đề, chúng ta cần định nghĩa về kiểu dáng công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp thường được hiểu là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc các bộ phận của sản phẩm có thể lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Đặc điểm của kiểu dáng này thường được thể hiện thông qua hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp của những yếu tố này, và có thể quan sát được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

Thứ nhất, hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có. Quy định này được đề ra là hợp lý bởi những hình dáng này là kết quả tất yếu và bắt buộc đối với bất kỳ sản phẩm nào có đặc tính kỹ thuật tương tự. Nếu cho phép độc quyền bảo hộ các hình dáng này sẽ dẫn tới những chủ thể khác khi áp dụng tính chất kỹ thuật tương tự đối với các sản phẩm của mình sẽ không thể thực hiện được cũng như sự kế thừa, phát triển các kiểu dáng và bản chất về sự thỏa thuận của cộng đồng và chủ thể sáng tạo không được đáp ứng.

Thứ hai, hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp. Hình dáng bên ngoài của các đối tượng này về cơ bản không phải là kiểu dáng của đối tượng đó và cũng không đáp ứng yêu cầu về tính sản xuất công nghiệp. Hình dáng này là sự dựng hình vật chất từ bản vẽ thiết kế xây dựng. Do đó, đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở đây là bản vẽ mà không phải là sản phẩm được tạo ra từ bản vẽ đó. 

Thứ ba, hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm. Bởi ngày ở khái niệm kiểu dáng công nghiệp đã thể hiện kiểu dáng công nghiệp trước hết phải là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, thể hiện tổng thể tạo hình của sản phẩm. Theo đó, hình dáng của các chi tiết bên trong của sản phẩm, của bộ phận cấu thành nên sản phẩm nhưng không thể quan sát khi sử dụng sản phẩm mà phải tháo rời các bộ phận hoặc phải bóc gỡ vào bên trong mới nhìn thấy thì không thể đảm bảo tính chất hình dáng bên ngoài của sản phẩm được. Do đó, các kiểu dáng này, cho dù có đáp ứng được các điều kiện như tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng trong công nghiệp cũng không được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp.

Việc hiểu rõ các điều kiện không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp là quan trọng để tránh những tranh chấp pháp lý không cần thiết và đảm bảo rằng hệ thống sở hữu trí tuệ hoạt động một cách công bằng và hiệu quả. Đồng thời, điều này cũng giúp các doanh nghiệp và cá nhân hiểu rõ hơn về phạm vi và giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực kiểu dáng công nghiệp.

Bài viết liên quan
0988292673
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon